buốt, nóng, đái ra mủ thường là các triệu chứng được ghi nhận đầu tiên ở đàn ông. Dần dà, do niệu đạo
bị viêm làm ngăn trở dòng nước tiểu và đưa tới biến chứng nguy hiểm hẹp niệu đạo. Thầy thuốc dùng
ống thông bằng sắt để nong phần bị trít và để tháo nước tiểu bị nghẽn. Avicenna dùng một syringe bằng
bạc để đưa thuốc vào bàng quang và nếu có thể được, nhét một con rận vào trong niệu đạo (nếu không có
rận thì lấy một con bọ chét hoặc rệp cũng được). Những thứ thuốc an thần và thuốc phiện làm bớt đau và
lo lắng, nhưng về tác dụng tâm lý, không có thứ gì qua mặt được những thứ thuốc của lang băm có nhiều
chất màu khiến cho bệnh nhân tiểu ra nhiều thứ màu sặc sỡ. Với phụ nữ, bệnh lậu thường là một bệnh
thầm lặng ngấm ngầm tấn công các nội tạng, gây ra viêm phúc mạc, viêm nội tâm mạc, viêm khớp, thai
ngoài dạ con, sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, viêm tiểu khung mạn tính và vô sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị
nhiễm lậu cầu vào mắt trong khi sinh. Để ngăn ngừa dạng mù mắt này, Karl Siegmund Credé, tại bệnh
viện sản Leipzig, đưa ra phương pháp tra nitrate bạc vào mắt trẻ sơ sinh. Các biến chứng ít gặp hơn -
viêm da và viêm khớp, viêm kết mạc, viêm nội tâm mạc, viêm cơ tim, viêm gan, viêm màng não - có thể
xảy ra ở đàn ông và đàn bà nếu lậu cầu phát tán qua đường máu. Nhiều bệnh nhân được điều trị viêm
khớp và gút có lẽ là do nhiễm lậu cầu.
Các nhà chức trách y tế công cộng trước kia cho rằng Penicillin có thể thanh toán được bệnh lậu, nhưng
ngay đến cuối thế kỷ 20, bệnh lậu vẫn còn là bệnh hoa liễu phổ biến nhất và bệnh nhiễm trùng thường
gặp nhất trên Trái đất. Các chủng kháng Penicillin trở nên phổ biến kể từ khi những chủng này được phát
hiện trong thập niên 1970 đến nỗi kháng sinh này không còn dùng để điều trị bệnh lậu nữa. Không còn
chút lạc quan nào vì càng ngày càng có nhiều chủng lậu cầu kháng kháng sinh. Khắp thế giới đều có
những “siêu chủng” mới. Năm 2002, những chủng lậu cầu vừa kháng cả fluoroquinolone và đa kháng đã
di cư từ châu Á sang Hawaii vào California. Trước đây, bệnh lậu có thể điều trị bằng một liều duy nhất
fluoroquinolones hoặc cephalospo rins. Tại một số vùng, 60 đến 80% các ca lậu kháng với
fluoroquinolones. Các liệu trình làm giảm nhẹ triệu chứng mà không trị hết nhiễm trùng chỉ đem lại
phiền hà, bởi vì người bệnh cứ lầm tưởng rằng họ đã khỏi hẳn bệnh cho nên có thể gây lây bệnh dễ dàng
cho người khác.
Bệnh giang mai do xoắn trùng Treponema pallidum gây ra, được gọi bệnh “đại bắt chước” bởi vì khi
diễn biến, nó giả cách theo nhiều bệnh khác. Có thể bị nhầm các thương tổn giang mai với bệnh phong,
lao, ghẻ, bệnh nấm và nhiều loại ung thư da khác. Trước khi có các test miễn dịch và vi khuẩn học
chuyên biệt, thách thức chẩn đoán bệnh giang mai được phản ánh trong câu nói “Ai mà biết mọi thứ về
giang mai thì cũng biết hết mọi thứ về y học”. Bệnh giang mai không được điều trị sẽ biến chuyển qua ba
giai đoạn ngày càng nặng. Dấu hiệu đầu tiên là một thương tổn nhỏ gọi là săng. Săng này sẽ chuyển
thành loét hoặc biến mất. Giai đoạn thứ hai có thể là sốt, nhức đầu, đau họng, nổi ban khu trú, có thương
tổn ngoài da, có những vệt rụng lông, hạch sưng đau, họng đau và mắt sưng. Các triệu chứng có thể xuất
hiện nhiều tuần hoặc tháng sau và sau đó không cần điều trị cũng biến mất. Trong giai đoạn 3, các tổn
thương như tắc nghẽn mạn tính các mạch máu nhỏ, áp-xe, và viêm nhiễm sẽ dẫn đến những hư hoại vĩnh
viễn hệ thống tim mạch và các tạng khác. Giang mai thần kinh có thể làm giảm thị lực, làm mất sự điều
hợp các cơ, liệt và điên loạn. Một người phụ nữ bị bệnh giang mai có thể sẩy thai hoặc thai chết lưu,
hoặc sinh ra đứa con có thị lực kém, điếc, thiểu năng tâm thần và bệnh tim mạch.
Nếu phân loại bệnh tật chỉ dựa vào tác nhân gây bệnh thay vì theo cách lây truyền, thì bệnh giang mai
nằm trong nhóm bệnh nhiễm treponema. Bệnh nhiễm treponema là những bệnh có tác nhân gây bệnh là
xoắn khuẩn Treponema. Mặc dù các vi khuẩn này mọc chậm, sau khi định khu được trên một ký chủ