LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 191

Valdez, Thủ hiến vùng West Indies viết năm 1525. Theo Ovideo, các thủy thủ bị nhiễm bệnh tại Tân Thế
Giới đã gia nhập vào đội quân của vua Charles VII khi bao vây thành Naples (1494). Khi quân đội Pháp
tháo chạy khỏi nước Ý năm 1495, đội quân bị nhiễm và lực lượng phục vụ doanh trại đã tung vãi bệnh
dịch ra khắp châu Âu.

Thuyết Columbus cũng đòi hỏi ít nhất cũng phải có bằng chứng thuyết phục về sự hiện diện của bệnh
giang mai tại Tân Thế Giới trước năm 1492. Thuyết này không đứng vững trước bằng chứng dứt khoát
rằng bệnh giang mai đã có mặt tại châu Âu trước các chuyến hải hành của Columbus. Tuy nhiên, do
những khó khăn vốn có của môn bệnh học cổ sinh, bằng chứng chẩn đoán sự hiện diện của bệnh giang
mai tại châu Mỹ thời tiền - Columbus và châu Âu vẫn còn là vấn đề đang tranh cãi và các sử gia vẫn còn
tiếp tục tranh luận. Vấn đề càng trở nên rắc rối do gần đây có khuynh hướng không phân biệt giữa bệnh
giang mai với các nhiễm trùng treponema không lây qua tình dục.

Thuyết tạm gọi là Thuyết bệnh phong dựa trên khả năng là bệnh giang mai, một bệnh giả cách rất giỏi có
thể đã tìm chỗ ẩn nấp trong đám bệnh nhân phong lúc nhúc thời Trung cổ. Các nguồn tài liệu đề cập tới
“bệnh phong do tình dục” và “bệnh phong bẩm sinh” tại châu Âu trước năm 1492 lại phù hợp với thuyết
này, nhưng tất cả các lời nói bóng gió thời Trung cổ về mối liên kết giữa bệnh phong và tình dục phải
được cân nhắc. Theo một ý kiến có liên quan từ thế kỷ thứ 16, thì tai họa mới là một dạng lai tạo hình
thành khi một người đàn ông bị bệnh phong quan hệ tình dục với một con điếm bị bệnh lậu. Để xác định
liệu trong những người mắc bệnh phong có thực sự bị giang mai, các nhà khoa học đã tìm kiếm các
thương tổn giang mai ở xương tại các nghĩa địa dành cho người phong. Bằng chứng vẫn còn chưa rõ.

Một giả thuyết khác gọi là thuyết bệnh ghẻ cóc hay thuyết châu Phi về cơ bản lật ngược thuyết
Columbus. Theo thuyết này, giang mai là một trong nhiều tai họa mà người châu Âu đã mang đến Tân
Thế Giới qua cách hợp nhất tại châu Mỹ ổ vi khuẩn của châu Phi và châu Âu. Khi thổ dân châu Mỹ đứng
trước nguy cơ bị tiêu diệt vì bệnh đậu mùa và những thứ bệnh lạ khác, người Âu đã mang các nô lệ châu
Phi sang Tân Thế Giới trong 20 năm đầu của những lần tiếp xúc đầu tiên. Nếu người Phi được mang
sang châu Âu và châu Mỹ bị nhiễm bệnh ghẻ cóc, thì những thay đổi về khí hậu và cách ăn mặc sẽ làm
ngăn trở sự lây lan của các xoắn khuẩn không gây bệnh hoa liễu. Trong các điều kiện như thế, bệnh ghẻ
cóc chỉ còn có cách biến thành một bệnh hoa liễu.

Nếu đúng, thuyết châu Phi sẽ giải thích được mối liên hệ hiển nhiên giữa sự xuất hiện bệnh giang mai và
những cuộc phiêu lưu của Columbus và thủy thủ đoàn. Thuyết này cũng đưa ra một hình thức trừng phạt
về mặt vi trùng học liên lục địa dưới dạng một bài học thích đáng cho những cái xấu của chế độ nô lệ.
Tuy nhiên, thuyết này chỉ có những bằng chứng tình huống khá yếu và gây lắm tranh luận. Căn cứ trên
những sự giao thương đã có từ xa xưa giữa châu Âu và châu Phi, bệnh ghẻ cóc có thể đã được đưa từ
châu Phi vào Ai Cập, Ả Rập, Hy Lạp và Rome từ nhiều thế kỷ trước khi có những chuyến du hành của
Columbus. Vì thế, cần có thêm một mồi lửa khác để dấy lên đám cháy lớn vào thế kỷ thứ 15. Mỗi thuyết
đều có người đưa ra nhiều lập luận độc đáo, nhưng bằng chứng lại không đủ thuyết phục. Câu hỏi về
nguồn gốc bệnh giang mai lại càng rối rắm hơn khi có sự nhầm lẫn giữa bệnh lậu và giang mai trong các
nguồn tài liệu xa xưa.

Dù bệnh giang mai có nguồn gốc nào đi nữa, thì Fracastoro tin rằng ở giai đoạn đầu, bệnh này có thể
chữa được bằng một chế độ điều trị được kiểm soát cẩn thận, trong đó có các bài thể dục để gây đổ nhiều
mồ hôi. Khi bệnh đã nhập vào nội tạng, thì việc điều trị cần đến những thứ thuốc hầu như cũng độc địa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.