LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 193

pháp gây sốt”, còn gọi là gây sốt trị liệu, được sử dụng để điều trị giang mai và bệnh lậu mãi đến tận thế kỷ 20. Các thí nghiệm về liệu pháp

gây sốt sử dụng chất tuberculin, các vaccine vi khuẩn, thùng tạo nhiệt (fever cabinet) và ký sinh trùng sốt rét. Trong đầu thế kỷ 20, liệu pháp

gây sốt bằng sốt rét được đưa ra để điều trị những bệnh nhân bị giang mai thần kinh nặng. Người ta tiêm vào tĩnh mạch người bị liệt vì

giang mai một lượng máu có chứa ký sinh trùng sốt rét

Plasmodium vivax

hoặc

P. malariae

(là những ký sinh trùng gây sốt rét

nhẹ) để tạo những cơn sốt khoảng 410C. Sau khoảng 12 đợt sốt cao như thế, người ta rút ra một số lượng máu để dùng cho lần sau, và người

bệnh lại được cho thuốc quinine để điều trị sốt rét. Các thầy thuốc duy trì những chủng sốt rét ưa chuộng bằng cách cho truyền bệnh này từ

người này sang người khác. Các lý thuyết đã trải qua nhiều thay đổi kể từ thời cổ đại, nhưng ý nghĩa của sốt đối với bệnh tật vẫn còn là một

điều bí hiểm. Cơ sở lý luận cho liệu pháp gây sốt này là thân nhiệt cao sẽ là một cơ chế phòng vệ giết hoặc làm ức chế các vi khuẩn gây

bệnh trước khi có thể làm hại cho người bệnh. Tuy nhiên, thân nhiệt tăng không có nghĩa là không có nguy cơ. Không có gì ngạc nhiên là

sau khi trải qua liệu pháp gây sốt, nhiều bệnh nhân bị chứng mất định hướng và các tác dụng phụ không mong muốn. Trong giai đoạn đầu

của dịch giang mai, thách thức nghiêm trọng nhất đối với điều trị bằng thủy ngân là nhựa guaiac, một thứ thuốc điều trị mới. Guaiac được

trích từ một loại cây lưu niên mọc tại Nam Mỹ và vùng West Indies. Để giải thích sự phát hiện thứ thuốc này, Fracastoro người khuyến cáo

cách điều trị như vận động tích cực, làm cho toát mồ hôi, và thủy ngân, đưa ra một câu chuyện mang tính huyền thoại về một nhóm thủy thủ

người Tây Ban Nha thấy đám thổ dân tại Tân Thế Giới chữa bệnh giang mai bằng dầu gỗ guaiac. Căn cứ theo lý thuyết tín hiệu (Doctrine of

Signatures), nếu bệnh giang mai có nguồn gốc từ Tân Thế Giới, thì thuốc chữa cũng phải tìm ở xứ này. Loại gỗ guaiac trở thành thuốc chữa

bệnh ưa chuộng của các thầy thuốc dành cho các bệnh nhân giàu có, còn thủy ngân vẫn là thứ thuốc dành cho người nghèo. Khi công kích

những người kê đơn dầu guaiac, Paracelsus than phiền rằng chính các nhà buôn giàu có và thầy thuốc đã lừa dối người bệnh khi cổ súy

những cách điều trị đắt tiền nhưng vô bổ đã cấm cản công trình của ông về các tác dụng điều trị của thủy ngân. Một trong những người đầu

tiên có ảnh hưởng và cuồng nhiệt chống lại cách điều trị bằng thủy ngân là Ulrich Ritter von Hutten (1488-1523), chính ông này vừa là nạn

nhân của bệnh hoa liễu và những cách điều trị có hại do các thầy thuốc riêng kê đơn. Năm 1519, von Hutten công bố một tài liệu của chính

bản thân mình về chất dầu guaiac và giang mai. Vốn đã trải qua 11 đợt điều trị bằng thủy ngân trong 9 năm, von Hutten cho rằng dầu guaiac

đã giúp ông lành bệnh hoàn toàn và không đau đớn. Ông này khuyến khích những ai đang bị đau khổ vì giang mai nên theo gương mình.

Tuy nhiên ông ta chết chỉ mấy năm sau khi khỏi bệnh, có lẽ do các biến chứng của giang mai giai đoạn 3.

Dĩ nhiên còn có nhiều thử thách nhỏ dành cho thủy ngân và dầu guaiac, chẳng hạn như phải bào chế
thuốc có vàng, bạc, arsenic, chì và cả tá các thứ cây cỏ khác. Dầu guaiac được sử dụng phổ biến trên một
thế kỷ, tuy thủy ngân vẫn còn được sử dụng để điều trị mãi cho đến 1940. Do bệnh học dựa trên thể dịch
dần dần phải nhường chỗ cho môn bệnh học dựa trên sự tìm kiếm các thương tổn nội tạng, thì sự tiết
nhiều nước bọt không còn được giải thích như là dấu hiệu đã điều trị có kết quả, và các thứ thuốc có
chứa thủy ngân nhẹ bắt đầu được chú ý trở lại. Vì tính chất giang mai là khó dự đoán cho nên cần phải
tìm hiểu từng ca bệnh để chứng minh tính hiệu quả của từng cách trị liệu.

Có lẽ câu chuyện dài dòng của việc sử dụng thủy ngân trong y học chỉ nhằm để chứng minh mối liên kết
chặt chẽ giữa những ảo tưởng trong điều trị và sự thôi thúc không cưỡng lại được là phải làm một việc gì
đó. Sử dụng thủy ngân để điều trị bệnh giang mai được đánh giá có lẽ là một trong những chuyện lừa bịp
lớn nhất trong lịch sử y học. Khi mà cộng đồng y tế và công chúng tin rằng thủy ngân chữa được bệnh
giang mai, hầu như không thể nào thực hiện được các thử nghiệm lâm sàng trong đó thủy ngân không
được đem ra sử dụng cho bệnh nhân. Tuy nhiên, Tổng giám đốc các bệnh viện của quân đội Bồ Đào Nha
ghi nhận có một “thí nghiệm lâm sàng” khá thú vị tuy không nằm trong kế hoạch trong các chiến dịch
của quân đội Anh tại Bồ Đào Nha vào năm 1812. Lính Bồ bị giang mai nói chung không được điều trị gì
cả, còn lính Anh thì được điều trị tích cực bằng thủy ngân. Ngược lại sự mong đợi của thầy thuốc, lính
Bồ dường như hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn hơn là các đồng nghiệp Anh. Khoảng 100 năm sau,
các nhà nghiên cứu người Na Uy đưa ra chứng cứ không sử dụng thủy ngân trong một nghiên cứu
khoảng 2.000 ca giang mai không được điều trị. Năm 1929, các nghiên cứu theo dõi các bệnh nhân trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.