này chiếm đến 20% các lượt nhập viện đầu tiên tại các bệnh viện công lập của tiểu bang New York vì
bệnh tâm thần. Những bệnh nhân này thường chết trong vòng 5 năm.
Chẳng bao lâu sau khi tìm ra được Treponema pallidum và tìm ra một test chẩn đoán nhạy, các thuốc mới
đã cho phép nhà chức trách y tế công cộng tung ra các chiến dịch nhằm thanh toán các bệnh hoa liễu. Dĩ
nhiên việc dự phòng bằng cách tiết dục hoặc sống trinh bạch bao giờ cũng là một khả năng, nhưng cái
cách “chỉ cần nói không” không bao giờ có tác dụng đối với các bệnh lây qua đường tình dục. Bao cao su
đã được cổ súy là phương tiện an toàn kể từ thế kỷ thứ 17, nhưng các nhà quan sát khó tính đã chế nhạo
các phương tiện này “là quá mong manh để phòng chống bệnh” và “làm mất cảm giác tình yêu”. Năm
1910, khi Paul Ehrlich (1854-1915) đưa ra Salvarsan, một thứ thuốc chữa bệnh có chứa thạch tín, thì lúc
này bệnh giang mai mới được coi là một mối đe dọa do vi khuẩn gây bệnh chứ không phải là sự trừng
phạt của thần thánh vì tội tình dục bất chính. Khi Sakahiro Hata (1873-1938) phát triển được một hệ
thống để thử hoạt tính của thuốc trên thỏ được gây nhiễm với xoắn trùng đã tạo điều kiện tìm kiếm thành
công một thứ thuốc riêng cho bệnh giang mai. Paul Ehrlich đem thí nghiệm một phức hợp arsenic tổng
hợp gọi là atoxyl để điều trị bệnh ngủ do trypanosoma gây ra ở người. Atoxyl tiêu diệt trypanoma trong
ống nghiệm nhưng lại làm cho người mù mắt. Bằng cách tổng hợp các phức hợp có chứa arsenic, Ehrlich
hy vọng tìm được một thứ có thể diệt được trypanosoma nhưng an toàn cho người. Chất dẫn xuất mang
số 606, được tổng hợp năm 1907, được chứng minh là “một viên đạn được phù phép” - có tác dụng diệt
xoắn khuẩn gây giang mai, nhưng tương đối an toàn cho người.
Thuốc Salvarsan giúp cho thầy thuốc và bệnh nhân nghĩ đến giang mai chỉ là một bệnh thay vì là một
vấn đề đạo đức, nhưng sự chuyển tiếp không xảy ra dễ dàng và nhanh chóng được. Mặc dù có những tiến
bộ trong điều trị, thái độ đối với bệnh hoa liễu hầu như không thay đổi mấy kể từ năm 1872, khi BS Emil
Noeggerath làm cho các đồng nghiệp ngỡ ngàng tại một phiên họp của Hội Phụ khoa Mỹ. Bác sĩ
Noeggerath đã công khai cho biết 90% các phụ nữ hiếm muộn là do lấy phải ông chồng bị bệnh lậu.
Chắc hẳn là các bác sĩ giỏi bị choáng vì những thảo luận trực tiếp của bác sĩ Noeggerath về bệnh hoa
liễu, chứ không phải do con số thống kê mà ông này đưa ra. Khi Salvarsan và những thứ thuốc khác
chứng tỏ có tác dụng trong việc chữa lành các bệnh hoa liễu chính, thì những bậc đạo đức lại lo ngại rằng
Thượng đế sẽ tìm một hình phạt nào