LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 194

nghiên cứu Oslo năm 1891-1910 cho thấy ít nhất 60% các trường hợp giang mai không được điều trị có
ít vấn đề khi theo dõi hơn là các bệnh nhân nằm trong nhóm được điều trị bằng thủy ngân. Việc đánh giá
các thứ thuốc điều trị bệnh hoa liễu cũng còn bị rối rắm vì có sự lẫn lộn phổ biến giữa bệnh lậu và giang
mai. Nhiều thầy thuốc cho rằng lậu về cơ bản là một trong những triệu chứng của bệnh giang mai, do đó,
thủy ngân là thứ thích hợp để điều trị cho mọi bệnh nhân hoa liễu. Vào thế kỷ 18, John Hunter (1728-
1793), một nhà phẫu thuật và giải phẫu học ưu tú người Anh đã thử làm rõ sự lẫn lộn về chẩn đoán giữa
lậu và giang mai bằng cách tự chích vào người chất mủ lấy ở một bệnh nhân hoa liễu (hoặc vào đứa cháu
trai theo một nguồn tài liệu ít cường điệu hơn). Rủi thay, kết quả đạt được lại càng thêm mù mờ, bởi vì
Hunter kết luận rằng lậu là một triệu chứng của giang mai. Khi hồi cứu, có thể giải thích các kết quả của
Hunter có thể là do bệnh nhân của ông ta mắc vừa lậu lẫn giang mai.

Philippe Ricord (1799-1889), tác giả quyển “Một chuyên luận thực tiễn về các bệnh hoa liễu hoặc các
nghiên cứu thực nghiệm và mang tính phê phán việc tiêm nguồn bệnh được áp dụng vào việc nghiên cứu
những bệnh này
”, nhìn chung được coi là người đầu tiên tách rời giang mai và lậu. Công trình của ông
cho phép thuật ngữ “giang mai” được sử dụng rộng rãi hơn và thay thế cho từ bệnh hoa liễu lues venerea
không chuyên biệt. Theo Ricord, triệu chứng đầu tiên của giang mai là một loét hạ cam (chancre) và chỉ
loét hạ cam đầu tiên mới chứa “tác nhân lây bệnh” giang mai. Do không tìm ra được một mô hình động
vật cho bệnh giang mai, và tin rằng không phù hợp với y đức khi tiến hành thực nghiệm trên người, cho
nên Ricord cho kiểm chứng lý thuyết của mình trên các bệnh nhân đang mắc bệnh hoa liễu. Sử dụng một
kỹ thuật mà ông ta gọi là “tự gây bệnh cho chính mình”, Ricord lấy mủ từ một thương tổn hoa liễu và
sau đó đem tiêm vào một chỗ khác trên cùng người bệnh để xem liệu có thể tạo ra một thương tổn hay
không. Mặc dù Ricord lập luận rằng các thí nghiệm của mình chứng minh rằng chỉ có mủ từ vết loét
giang mai đầu tiên mới tạo ra được một vết loét ở nơi được tiêm vào, nhưng nhiều thầy thuốc khác báo
cáo rằng giang mai giai đoạn hai cũng có tính lây nhiễm.

Tất cả những ngờ vực còn vương vấn về sự phân biệt giữa giang mai và những bệnh hoa liễu khác đều
được giải quyết vào đầu thế kỷ 20 khi người ta phát hiện được “vi trùng gây bệnh giang mai” và sự ra
đời của test chẩn đoán dựa trên phản ứng Wassermann. Vào năm 1905, Fritz Richard Schaudinn (1871-
1906) và Paul Erich Hoffmann (1868-1959) xác định được tác nhân gây bệnh giang mai, Spirochaeta
pallida,
sau này được gọi là Treponema pallidum. Chẳng bao lâu sau, Hideyo Noguchi (1876-1928) thừa
nhận sự phát hiện này. Việc sàng lọc chẩn đoán ra đời năm 1906 khi August von Wassermann (1866-
1925) phát minh ra test chẩn đoán giang mai. Phản ứng Wassermann xác định lại lịch sử tự nhiên của
bệnh giang mai, nhất là các thời kỳ 2 và 3, và giang mai tiềm ẩn và giang mai bẩm sinh. Wassermann và
cộng sự, những người khi bắt đầu công việc nghiên cứu dựa trên các giả định mà sau này được chứng
minh là sai, được ví như Columbus, bởi vì cái mà họ bất ngờ tìm thấy không phải là cái mà họ có ý định
đi tìm. Vào đầu thế kỷ 20 test Wassermann được cổ súy rộng rãi như một điều kiện phải có để xin phép
kết hôn vì đây là một cách để ngăn ngừa sự lây truyền bệnh giang mai sang trẻ con.

Những người ủng hộ thuyết ưu sinh (eugenics) cho rằng những test này là một phần trong chiến dịch
ngăn ngừa sự ra đời của những trẻ khuyết tật. Khi Noguchi chứng minh sự hiện diện của T.pallidum
trong não những người bệnh giang mai bị liệt, thì lịch sử tự nhiên của bệnh giang mai được nắm trọn
vẹn, từ loét hạ cam đầu tiên cho đến dạng giang mai thần kinh và cuối cùng là chết. Vào thời điểm
Noguchi chứng minh được sự liên quan giữa T.pallidum và bệnh liệt, những bệnh nhân của dạng mất trí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.