LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 254

thành phố. Trong vòng mấy tháng, có đến trên 10% trong số 40.000 cư dân Philadelphia chết vì sốt vàng.
Thị trưởng Mayor Matthew Clarkson triệu tập một ủy ban gồm các công dân tình nguyện để dựng lên
một bệnh viện và một trại mồ côi, giám sát việc thu góp và chôn cất các xác chết không thừa nhận, bố trí
người quét dọn đường phố, phân phát đồ tiếp tế cho người nghèo, chống chọi với sự kinh hoàng đang
khống chế thành phố.

Quy tội cho trận dịch là do các thứ khí độc hại thoát ra từ cà-phê thối rữa ở bến tàu, Rush cảnh báo sự
thoát hơi của những chất thối rữa dần dà sẽ gây nên bệnh sốt tại những nơi cách xa nơi dịch phát đầu tiên
nhiều dặm. Nhiều thầy thuốc khác chế giễu thuyết này và lập luận rằng bệnh vốn được tàu bè từ vùng
West Indies mang đến. Mặc kệ các thầy thuốc tranh luận, ông thị trưởng đã ra lệnh thu dọn những thứ
thối rữa dọc theo bến tàu. Nỗi sợ hãi bệnh dịch nói chung đã thúc đẩy các cải cách vệ sinh môi trường tại
các đô thị vốn dung dưỡng những thứ mùi hôi hám và hàng núi rác rưởi. Lấy ví dụ, năm 1797 khi các bãi
rác dọc theo bến nước ở Manhattan bị thối rữa đến mức không thể nào chịu nổi, các nhà chức trách y tế
công cộng đã đổ lỗi là chính “sự phiền hà bẩn thỉu” này là nguyên nhân gây ra vụ dịch sốt vàng. Để
chống lại rác rưởi, mùi hôi thối và bệnh tật, ông thị trưởng ra lệnh “đem đất và sỏi sạch” phủ lên khu vực
này. Con đường South Street được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi.

Những chiến dịch vệ sinh môi trường như thế không tác động đến bệnh sốt vàng một cách trực tiếp,
nhưng quả thật cũng đã giúp cải thiện môi trường nói chung.

Những cuộc tranh luận về việc đối phó với bệnh sốt vàng làm sao cho đúng lại bị dính líu vào những
xung đột chính trị càn quét qua Philadelphia trong những năm 1790. Theo cung cách phân chia đảng
phái, một số người dân Philadelphia đổ lỗi vụ dịch là do quá nhiều người nước ngoài từ Haiti đến qua tàu
biển, còn những người khác thì khăng khăng rằng vụ dịch là do điều kiện vệ sinh môi trường tại địa
phương không tốt. Nhìn chung, các bác sĩ và chính trị gia theo đảng Dân chủ (phe của Jefferson) cho
rằng sốt là do các điều kiện tại địa phương. Các đảng viên Cộng hòa thì chống lại các lý thuyết bệnh lây,
các quy định kiểm dịch và hạn chế giao thương với vùng West Indies (Tây Ấn).

Cao trào của ý kiến chống lại thuyết bệnh lây được biểu lộ qua hành động của các thầy thuốc muốn thử
chứng minh là sốt không lây nhiễm khi họ tự tiêm cho mình những chất ói, máu, nước bọt lấy từ bệnh
nhân bị sốt vàng. Ngay cả một người theo chủ trương không theo thuyết bệnh lây (anticontagionist) triệt
để cũng cần phải có tấm lòng tận tụy và can đảm mới chăm sóc cho người ốm, bởi vì đa số các bác sĩ tin
rằng thậm chí nếu một vụ dịch lúc đầu là do khí độc tạo ra, thì hơi bốc ra từ người ốm cũng có thể tạo
nên một bầu không khí độc ở chung quanh. Dĩ nhiên, những người theo thuyết bệnh lây thì rất sợ người
ốm và đòi hỏi phải cách ly họ, điều này thường có nghĩa là người bệnh sẽ chết vì thiếu sự chăm sóc. Cho
rằng phương pháp của mình là dân chủ và bình đẳng bởi vì hầu như ai cũng sử dụng được, Rush cho là
những ai công kích cách điều trị của mình là do động cơ chính trị và đầy nguy hiểm. Có lẽ chính quyết
định của ông ta cho công bố các hướng dẫn điều trị trên báo chí để ai cũng có thể chữa được bệnh đã làm
cho nhiều bác sĩ xa lánh.

Các thầy thuốc của thế kỷ 18 có những lý do đầy thuyết phục để bác bỏ ý kiến cho rằng bệnh sốt vàng
được lây truyền qua một tác nhân lây được định nghĩa như thể “một sức mạnh có tác dụng trong phạm vi
10 bước chân”. Nhiều người mắc bệnh ngay cả khi họ không hề tiếp xúc với người bệnh, những người
chăm sóc người ốm không nhất thiết mắc bệnh, các vụ dịch chấm dứt khi mùa lạnh đến, và những người
tháo chạy khỏi những thành phố bị dịch cũng không mang chứng bệnh theo cùng. Tất cả những nhận xét

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.