thể gây tử vong. Kết quả của phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều biến số: thời gian từ lúc bị thương, phần
nào của cơ thể, loại phẫu thuật tiến hành. Các hồ sơ chính thức của quân đội miền bắc cho thấy rằng
đoạn chi ở đùi tiến hành 24 giờ sau khi bị thương chắc chắn sẽ tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong cho đoạn chi
khoảng mắt cá là 25%. Các thầy thuốc cũng phát hiện ra rằng tay chân giả có thể giúp cho người bệnh
vận động trở lại, nhưng các dụng cụ giả không làm cho cơ thể quên được phần thân thể bị mất. Silas
Weir Mitchell (1829-1914), một trong những người sáng lập ra ngành thần kinh học của Mỹ, đã thực
hiện các nghiên cứu về hội chứng đau sau chấn thương thần kinh (causalgia), mà ông ta đặt tên là “hội
chứng đau do chi ảo” (phantom limb pain) tại bệnh viện dành cho “những bệnh thần kinh tại mỏm cụt
chi cắt” do Bộ trưởng John Hammond thành lập để chăm sóc những người bị đoạn chi bị chứng đau kinh
niên và tàn tật. Nghiên cứu của Mitchell đưa ra các kiến thức cơ bản về sự vận hành của cơ thể và trí óc.
Trước đây, hiện tượng chi ảo bị coi là một sự loạn thần hoặc hoang tưởng. Nhưng, dựa trên các nhận xét
và kiến thức của ông ta về sinh lý học của hệ thần kinh, Mitchell nghĩ rằng hiện tượng này là do viêm
thần kinh đi lên (ascending neuritis) kèm theo một sự thay đổi nào đó ở hệ thần kinh trung ương.
Oliver Wendell Holmes ghi nhận mối quan hệ giữa chiến tranh và ngành bộ phận chân tay giả. Holmes
viết: “Chiến tranh lấy đi đôi chân và sự khéo léo của con người phải thay thế vị trí của chúng”. Những
người mất một chi đã tạo nên một thị trường chưa hề có về các dụng cụ thay thế; hàng chục ngàn người
hồi hương không có chân tay. Chiến tranh đã kích thích ngành dược, cùng với dịch vụ cung cấp bộ phận
giả. Tiền trợ cấp bao gồm tiền đền bù cho phần thân thể bị mất và tiền mua các tay chân giả. Trong
khoảng thời gian từ 1861 đến 1873, Cơ quan Cấp bằng Sáng chế của Mỹ đã cấp 150 bằng sáng chế về
tay chân giả và các dụng cụ liên quan. Sau chiến tranh, ngành cung cấp dụng cụ thay thế đã phát triển
mạnh và vẫn còn thu lợi nhuận nhờ cung cấp tay chân giả cho những ai bị thương khi làm việc trong các
nhà máy và hầm mỏ, và các tai nạn liên quan đến ngành đường sắt và các hình thức chuyên chở công
cộng khác.
Về nhiều mặt, vai trò của chính phủ liên bang trong các chính sách và thực tiễn liên quan đến nông
nghiệp, giáo dục, y học và khoa học đều bị cuộc Nội Chiến thay đổi. Trong suốt thời gian xảy ra cuộc
chiến đẫm máu, cả hai chính phủ miền bắc và miền nam đều phải hình thành và mở rộng các cơ sở quân
y để giám sát việc xử lý môi trường trong doanh trại quân đội và quản lý các thương bệnh binh. Nhiều sĩ
quan quân y phải phụ trách việc giám định y khoa cho tân binh, thành lập các đội chuyển bệnh và phân
phối đồ tiếp liệu y tế, và giám sát các chuyến tàu hỏa bệnh viện và bệnh viện. Khi chiến tranh nổ ra, con
số các phẫu thuật viên quân đội và trợ lý chính thức được bổ nhiệm trong Cục quân y miền bắc hoàn toàn
không đủ so với các nhu cầu y tế chưa từng có. Các phẫu thuật viên hợp đồng được thuê từ 3 đến 6 tháng
với chức danh là trợ lý phẫu thuật viên. Các nhiệm vụ y tế dành cho phẫu thuật viên và trợ lý về cơ bản
giống nhau nhưng các phẫu thuật viên làm nhiều công việc hành chánh hơn và lương cũng cao hơn. Các
nhân viên khác trong Cục quân y là phẫu thuật viên binh đoàn, trung đoàn và trợ lý, phẫu thuật viên hợp
đồng, điều dưỡng và hộ lý phụ trách phát thuốc và băng bó vết thương.
William A. Hammond (1828-1900), là Bộ trưởng y tế từ năm 1862 đến 1864, đã chấn chỉnh hiệu quả làm
việc của Cục Quân y, xây dựng nhiều bệnh viện đa khoa lớn, thành lập bộ phận chuyển bệnh, và được
Ủy ban Vệ sinh khen ngợi. Theo mô hình tổ chức hành chính hiện đại, thì Cục trưởng cục quân y và Cục
trưởng cục y tế công cộng là các chức vụ hoàn toàn riêng rẽ và tách rời. Trước chiến tranh, từ ‘‘Surgeon
Gen eral’’ là chức vụ của sĩ quan cao cấp trong Cục quân y Mỹ. Sau chiến tranh, Hải quân chấp nhận
danh hiệu này cho người lãnh đạo Cục Y học và Phẫu thuật. Khi hệ thống bệnh viện hải quân phát triển