ông này mất đi 10 ký, mắc các chứng bệnh đường tiêu hóa, và nhiễm bệnh lao. Bệnh tật, chán nản và lo
lắng cho tương lai, Holt rời bỏ quân đội năm 1864. Ông ta mất năm 1868 lúc mới 47 tuổi.
John Vance Lauderdale, một bác sĩ khác của New York, là một phẫu thuật viên hợp đồng trên một tàu
bệnh viện chuyên chở các thương bệnh binh từ các chiến trường miền nam về các bệnh viện miền bắc.
Người anh của ông nói cho ông biết rằng tất cả các bác sĩ đều nhất trí cho rằng “ông ta sẽ học nhiều điều
về phẫu thuật trong một năm trong quân đội hơn là cả đời làm việc ở phòng mạch tư hoặc trong các bệnh
viện tại New York”. Nhưng Lauderdale cảm thấy mình chẳng học được gì nhiều ngoại trừ việc điều trị
không hiệu quả của chính mình. Bệnh nhân chết vì kiết lỵ, sốt rét, hoại thư tại bệnh viện, và sốt thương
hàn, nhưng ông ta chẳng có gì để điều trị cho họ tốt hơn là rượu whisky. Sau phẫu thuật, người lính có
thể chết vì sốc, chảy máu, hoặc nhiễm trùng hoặc bị kiệt sức vì tiêu chảy, kiết lỵ và sốt vốn rất phổ biến
tại doanh trại và bệnh viện. Nhiều bác sĩ thú nhận rằng họ đã học được nhiều điều về những nỗi kinh
hoàng của chiến tranh, sự bất lực của y học đương thời và những thiếu sót của chính họ.
Có lẽ các phẫu thuật viên cũng trở về nhà với các kiến thức dân gian về thương tích và cách chữa trị. Ví
dụ, cách điều trị bằng con giòi dựa trên nhận xét có một số loại “sâu” dường như làm sạch mủ của các
vết thương nhưng không đụng tới phần thịt còn lành lặn. Kỹ thuật này đã từng được các bác sĩ quân y mô
tả trong các chiến trận do Napoleon chỉ huy. Các vi khuẩn gây bệnh cho côn trùng có thể làm lành một
cách ngoạn mục các vết thương lóe sáng trong đêm tối của các binh sĩ tham gia Cuộc Nội chiến. Theo lời
đồn dân gian trong Cuộc Nội chiến, những binh sĩ nào có vết thương lấp lánh trong đêm tối sẽ có tỷ số
sống sót cao hơn những binh sĩ có vết thương không lóe sáng. Các nhà vi khuẩn học cho rằng điều này
có cơ sở. Loài vi khuẩn phát sáng Photorhabdus luminescens, là một tác nhân gây bệnh cho côn trùng, đã
được chứng minh có vai trò đối kháng sinh học. Một số chủng Photorhabdus sản xuất ra kháng sinh ức
chế sự sinh trưởng của vi khuẩn gây nhiễm trùng cho các vết thương hở.
Tuy nhiên, y học quân sự tạo điều kiện cho các bác sĩ cơ hội chưa từng có về kinh nghiệm phẫu thuật,
nếu không nói đến trình độ cao, và một số nhận định về tầm quan trọng của công tác vệ sinh môi trường
và vệ sinh. Các bác sĩ cũng học hỏi về bệnh học và thần kinh khi thực hiện các ca giải phẫu tử thi và khi
cố tập phục hồi chức năng cho các binh sĩ bị cắt chi. Các phẫu thuật viên tham gia Nội chiến trở thành
“nổi tiếng” vì đã cắt bỏ tay và chân đáng lẽ ra có thể giữ lại được trong nhiều tình huống khác nhau.
Ngược lại, những binh sĩ bị gãy xương và bị thương được điều trị bảo tồn tại phòng mạch tư, có lẽ đã
được cứu sống khi cắt bỏ đi những phần tay chân bị rách nát và bị nhiễm trùng tệ hại vào thời điểm họ
được điều trị. Khi các phẫu thuật viên dân sự đổ lỗi cho các bác sĩ quân y là quá sốt sắng cắt cụt chân tay,
Jonathan Letterman (1824-1872), Giám đốc quân y của quân đoàn Potomac, cho rằng cần phải đoạn chi
ngay sau khi bị chấn thương để cứu lấy mạng sống. Letterman viết “nếu có phản đối nào cần đưa ra đối
với phẫu thuật trong những lĩnh vực này, thì đó là việc phẫu thuật viên đã quá nhấn mạnh phẫu thuật ít
can thiệp”.
Các tranh biếm họa vẽ một phẫu thuật viên ngoài chiến trường miệng thì ngậm một con dao đoạn chi, tay
thì ném những khúc cắt tay chân chất thành đống càng lúc càng cao dần. Ngay cả trong thời gian chiến
tranh, các phóng viên và bình luận viên cũng rất khó chịu khi phê bình các phẫu thuật viên quân đội, mặc
cho thực tế chính những sai lầm của các tướng lãnh mới là nguyên nhân thực sự gây ra biết bao nhiêu
đau đớn và chết chóc. Đáp trả những lời phê phán, Letterman không nói rằng trong quân đội không có
phẫu thuật viên bất tài, nhưng ông nhắc họ nhớ tới những sĩ quan quân y đã “hy sinh mạng sống của
mình vì nhiệm vụ... và những người khác phát bệnh vì công việc nặng nề mà họ phải cáng đáng một cách