hiện đại phân tích và xem như là một “sự thất bại tai hại”, và là một đối thủ thay vì là người ủng hộ cho
Clara Barton, là một hình tượng của phụ nữ trước đó.
Clara Barton (1821-1912), người sáng lập ra Hội Chữ thập đỏ Mỹ, cũng là người tham gia vào công tác
điều dưỡng trong chiến tranh, nhưng chủ yếu liên quan đến công việc nặng nề là nhận đồ tiếp liệu trong
đó có thuốc men và xác định trong đám thương binh các trường hợp tử vong. Khi chiến tranh chấm dứt,
Barton tham gia tổ chức việc trao đổi tù binh và xây dựng một bộ phận hồ sơ để tìm kiếm người mất tích.
Bà ta tới Andersonville, trại tù binh miền nam nổi tiếng tại Georgia, dẫn đầu các nỗ lực tìm kiếm và đánh
dấu các ngôi mộ của bình sĩ miền bắc. Trong chiến tranh, có khoảng 13.000 trong số 32.000 tù binh chết
trong trại do bệnh thiếu vitamin C, kiết lỵ, thương hàn, hoại thư và những chứng bệnh khác vì suy dinh
dưỡng, sự bẩn thỉu và sự thờ ơ bỏ mặc. Là Chủ tịch Hội chữ thập đỏ của Mỹ, Barton tìm cách mở rộng
vai trò của tổ chức ra ngoài lĩnh vực cứu trợ trong chiến tranh sang việc giúp đỡ các dạng thảm họa khác.
Để hỗ trợ cho quân đội miền bắc, đại biểu của Trung ương hội phụ nữ cứu trợ và các hội đoàn tôn giáo, y
tế và cải cách, trong đó có Hội Băng bó, và hội thầy thuốc các bệnh viện của bang New York đi đến
Washington chính thức yêu cầu thành lập một Ủy ban Vệ sinh. Dù rằng có sự chống đối của các cấp lãnh
đạo quân sự, Bộ trưởng Bộ chiến tranh đã thành lập Ủy ban Vệ sinh Mỹ vào năm 1861. Là một tổ chức
hoạt động tự nguyện, Ủy ban Vệ sinh cố gắng cung ứng thực phẩm, thuốc men và các hình thức hỗ trợ
nhân đạo khác cho binh sĩ, điều tra và cải thiện điều kiện vệ sinh tại các doanh trại và bệnh viện quân
đội, và triển khai một hệ thống đầy đủ việc lưu trữ hồ sơ bệnh án. Ủy ban Vệ sinh tích cực vận động các
nguồn hảo tâm để có đủ điều kiện mua và phân phối để tiếp liệu, tổ chức việc vận chuyển đến các bệnh
viện và hỗ trợ cho các hội đoàn giúp đỡ binh sĩ.
Dưới sự chủ trì ủa Ủy ban, người tình nguyện tham gia các hoạt động nhân đạo chăm sóc thương bệnh
binh, phân phát xà phòng và các vật dụng vệ sinh khác, xây dựng hệ thống bếp cung cấp các chế độ ăn
đặc biệt cho người tàn tật, tổ chức các thư viện trong bệnh viện và các cơ sở nghỉ dưỡng cho binh sĩ. Các
sử gia cho rằng sự tham gia của Ủy ban vệ sinh đã chuẩn bị cho nhiều phụ nữ các vai trò mà họ tạo dựng
trong các phong trào cải cách hậu chiến ở cấp địa phương và cấp quốc gia. Nhiều chi nhánh của Ủy ban
vệ sinh không cho người da đen tham gia vào công việc tình nguyện, khiến cho nhiều đàn ông và phụ nữ
Mỹ gốc Phi phải tham gia vào các tổ chức cứu trợ khác. Nhằm mở rộng các đối tượng, nhất là gia đình
các binh sĩ miền bắc, Ủy ban cho xuất bản một tờ báo tên là Sanitary Reporter và xây dựng một danh bạ
bệnh viện để giúp thân nhân tìm các thương binh và binh sĩ mất tích. Các danh sách được soạn năm 1864
có chứa tên khoảng 600.000 thương bệnh binh và các tử sĩ. Việc công bố các số liệu thống kê liên quan
đến sự bất lực của quân đội về mặt phân phối thực phẩm, quân trang, mền chiếu, thuốc men, tình trạng
vệ sinh tại các trại lính và việc quản lý bệnh viện rõ ràng đã làm cho các quan chức quân đội đau đầu.
Các hồi ký và thư từ của các phẫu thuật viên tham gia Cuộc nội chiến đã cung cấp những hình ảnh sát
sao về cuộc sống trại lính, các quan điểm trong quân đội, và những cố gắng dù lắm khi nản lòng của họ
trong việc chăm sóc thương bệnh binh. Các bác sĩ than phiền là hầu như không thể nào xin được tiếp tế
thuốc men từ “bọn hậu cần vô tích sự suốt ngày say xỉn”. Thực phẩm thường không được cung cấp đầy
đủ, nhưng rượu whisky - có lẽ là thứ whisky để pha thuốc - thì lúc nào cũng có. Các bác sĩ nghi ngờ rằng
người ta chỉ vận chuyển rượu whisky mà bỏ lại các thứ thuốc men. Lấy trường hợp Daniel M. Holt, phẫu
thuật viên phụ tá của đoàn tình nguyện 121 bang New York, nhanh chóng phát hiện rằng các yêu cầu của
bác sĩ quân y hoàn toàn khác với các yêu cầu của một thầy thuốc ở làng. Trong hai năm theo quân ngũ,