LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 271

9

Y học lâm sàng và Dự phòng

Khắp châu Âu, thế kỷ 17 là một thời kỳ bất ổn chính trị, xã hội và tinh thần, biểu hiện qua chiến tranh và
cách mạng, Cải cách và Phản Cải cách. Các cuộc tranh luận về y khoa và khoa học đều ác liệt bởi hai
ngành này liên quan đến tôn giáo và chính trị. Công chúng biết chữ ngày càng nhiều bắt đầu nghi ngờ về
các học thuyết y học cổ; các loại thuốc bằng hóa chất thách thức các thứ thuốc truyền thống theo Galen,
và các dụng cụ như kính viễn vọng, kính hiển vi, khí áp kế, đồng hồ đo mạch và nhiệt kế cung cấp các
phương tiện mới để khảo sát thế giới tự nhiên.

Triết gia khoa học của chính nước Anh, đồng thời cũng là Thủ tướng, là Francis Bacon (1561-1626), đã
tìm đến một cách tiếp cận mới đối với y học và tự nhiên. Khi các thầy thuốc thu thập số liệu theo kinh
nghiệm mà không cần quan tâm đến các học thuyết cổ đại, Bacon tiên đoán rằng họ sẽ có khả năng đưa
ra các lý thuyết mới, các phát hiện mới, kéo dài được cuộc sống và hiểu thấu được cách hoạt động của cơ
thể khi khỏe mạnh cũng như khi bệnh tật. Tầm nhìn của Bacon về một sự “Phục chế lớn” sẽ làm biến đổi
khoa học và cải thiện được hoàn cảnh nhân loại đã kích thích việc hình thành các hội đoàn khoa học và
các triết lý y học mới.

Những sự thay đổi trong triết lý và thực hành y học có lẽ chỉ ảnh hưởng một số ít bệnh nhân một cách
trực tiếp. Các thầy thuốc uyên bác chỉ phục vụ cho người giàu; đa số quần chúng sống và chết mà không
hề có bàn tay của thầy thuốc. Nông dân và công nhân nghèo không thể nào tìm được sự chăm sóc y tế, vì
lẽ không có đủ tiền trả công hoặc mua các thứ thuốc cầu kỳ mà các vị này kê đơn. Chăm sóc những bệnh
tật của đại chúng không phải các bác sĩ, mà là một đội ngũ hùng hậu các “thầy thuốc không chính quy” -
phẫu thuật viên- thợ cạo, người bán thuốc, bà đỡ, những người chữa bệnh theo kinh nghiệm và các lang
băm.

Các bác sĩ tự phụ, chỉ quan tâm đến túi tiền của mình hơn là bệnh nhân, đã là đối tượng ưa chuộng cho
nhiều nhà trào phúng. Jean Baptiste Molière (1622-1673), nhà viết kịch dí dỏm người Pháp, đã chĩa một
trong những lời châm chọc cay độc nhất của mình vào những cái màu mè hình ảnh các bác sĩ thời
thượng, như đầu tóc giả, áo choàng diêm dúa và gậy có tay chống dát vàng. Ít nhất chỗ lõm vào của
chiếc gậy cũng có một mục đích thực tế, để nhét vào đó các những thứ muối để ngửi và các thứ dầu thơm
nhằm đánh bạt đi mùi của phòng bệnh. Có lẽ có quá nhiều bác sĩ giống hình ảnh hí họa về người bác sĩ
của Molière, những người luôn cho đơn thuốc gồm mấy thứ như “thụt tháo, trích huyết, xổ” hoặc “xổ,
trích huyết, thụt tháo”. Trong vở kịch của Molière “Tình yêu là người bác sĩ tốt nhất”, chúng ta mới biết
rằng “đừng bao giờ nói chẳng hạn như người này chết vì sốt”, bởi vì, đúng ra, người bệnh chết do “4 bác
sĩ và 2 người bán thuốc”.

Tuy nhiên, các bác sĩ rất sành sỏi trong nghệ thuật sử dụng các thuốc mới, chẳng hạn như quinine và
ipeac, cùng lúc với sự du nhập các loại thực phẩm mới từ Tân Thế Giới như khoai tây và bắp, đã đem lại
một hiệu ứng đáng kể trên y tế và phát triển dân số. Khoai tây trở thành thực phẩm chính của người
nghèo tại Bắc Âu, nước Anh và Ireland. Một sào khoai tây có thể nuôi sống một năm một gia đình 6
miệng ăn. Quá dựa vào một thứ cây trồng sẽ dẫn tới một trong những rủi ro thường gặp trong xã hội
nông nghiệp, như trong nạn đói do mất mùa khoai tây tại Ireland năm 1845. (Năm 2001, các nhà khoa

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.