LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 28

đạo. Các túi mủ này chỉ làm đau nhói nhưng không ảnh hưởng đến thị lực, trong lúc đó đục thủy tinh thể
có thể làm mù mắt. Thông lệ đạo hoặc trích mủ có thể có tác dụng với túi mủ, nhưng nếu làm không
khéo thì có thể gây mù mắt. Có khả năng là phẫu thuật ở mắt khó gấp hai lần so với việc nắn xương hoặc
chữa bong gân, bởi vì tiền trả cho những dịch vụ như thế là 5 đồng shekel bạc đối với một lãnh chúa, 3
đồng cho một thường dân, và 2 đồng cho một nô lệ. Thú y sĩ, cũng còn được gọi là “thầy thuốc của bò
hoặc của lừa”, thực hiện nhiều phẫu thuật khác nhau, kể cả việc thiến các gia súc.

Phụ nữ làm công việc hộ sinh, phẫu thuật viên, và thậm chí thầy thuốc cung đình tại vùng Lưỡng Hà,
nhưng bộ luật Hammurabi không hề nhắc đến nữ bác sĩ. Tuy nhiên, luật có nêu những phụ nữ làm vú em
(phụ nữ đem sữa của mình nuôi trẻ sơ sinh con người khác). Nếu một lãnh chúa đưa con trai của mình
cho người vú em nuôi và đứa trẻ chết, thì người này sẽ bị cắt vú nếu cô ta có nuôi đứa trẻ khác mà không
báo cho cha mẹ đứa trẻ biết. Dĩ nhiên là người phụ nữ này sẽ không bao giờ có cơ hội tái phạm nữa.

Khi khai quật các phế tích của các đô thị cổ vùng Lưỡng Hà, các nhà khảo cổ học tiếp tục moi lên

hàng ngàn thẻ chữ hình nêm. Đa số các thẻ này đề cập tới các thương vụ thông thường và các vấn đề
chính trị, nhưng khi những thẻ mới được cật lực giải mã thì bức tranh của các nền văn minh vùng Lưỡng
Hà mới thực sự có những thay đổi sâu sắc.

AI CẬP

Nền văn minh Ai Cập đã từng gây thích thú cho các nhà du hành và học giả kể từ khi Herodotus khởi
xướng truyền thống cho các câu chuyện du hành dọc theo sông Nile. Đối với người Hy Lạp và người La
Mã, Ai Cập là một vùng đất cổ và xa lạ, có các phong tục khác thường, nhất các phong tục liên quan đến
vai trò của giới tính. Các cửa hàng và chợ búa ở Ai Cập đều do phụ nữ trông coi còn đàn ông thì chuyên
nghề dệt. Sưu tầm các đồ cổ ngoạn Ai Cập đã thịnh hành từ thời La Mã, nhưng ngành Ai Cập học hiện
đại bắt đầu khi phát hiện phiến đá Rosetta, một phiến đá ba-san đen trên có khắc một thông điệp dưới ba
dạng chữ viết: chữ tượng hình Ai Cập, chữ thông dụng Ai Cập, và theo mẫu tự Hy Lạp. Chữ tượng hình
chính thức “lời của các bậc thần thánh” không những chỉ là một cách viết mà còn là một dạng trình bày
nghệ thuật. Các thư lại người Ai Cập phát triển một dạng chữ viết giản thể gọi là dạng chữ viết thông
thường, nhưng đến thế kỷ thứ 5, thì các kiểu chữ viết khác được chấp nhận, còn dạng tượng hình không
còn ai đọc được.

Sự phát triển của hệ thống chữ viết đầu tiên thực sự nói chung được coi như là thành quả của người
Sumer cổ đại, nhưng với các bức tranh và ký hiệu khắc trên một bờ vách đá vôi tại Ai Cập mà các nhà
khảo cổ học phát hiện ra khoảng năm 1990 có thể làm thay đổi trật tự này. Các hình khắc, trong đó có
một bức tranh kích thước 46x50cm, dường như để mô tả các chiến công của một vị vua huyền thoại là
người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nền văn minh Ai Cập. Mặc dù những hình khắc này
rõ ràng đã được tạo ra khoảng 5.250 năm trước, nhưng chúng có vẻ thuộc dạng chữ tượng hình sau này.
Một số học giả tin rằng những chữ khắc trên đại diện cho giai đoạn đầu của chữ viết, hoặc chữ tượng
hình sơ khai (protohieroglyphs). Những ký hiệu tương tự - được khắc trên ngà voi, xương, và trên đồ
gốm - được các nhà khảo cổ học phát hiện khi đào bới hầm mộ Hoàng gia tại Abydos, tất cả đều thiên về
kết luận rằng đây là dạng chữ viết Ai Cập lúc khởi đầu. Những phát kiến này cho thấy rằng các âm tố đã
hiện diện trong các chữ khắc Ai Cập trước các ký hiệu Lưỡng Hà và đạt đến hình thức hoàn thiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.