LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 288

khi đi biển giảm rất mạnh. Cơ sở lý luận vững chắc dựa trên các con số cho thấy, trong những năm trước
khi các cải cách của Blane được áp dụng, thì cứ 7 thủy thủ Anh có một người chết, còn những người
khác thì tàn phế cả đời. Khi bắt đầu chiến tranh với nước Mỹ, tỷ số mắc bệnh 1/2. 4 đàn ông bị bệnh và
tỷ số chết 1/42. Khi chiến tranh Napoleon chấm dứt, những tỷ suất này giảm xuống còn 1/10, 7 người
bệnh và 1/143 người chết. Blane tính toán nếu tỷ lệ tử vong của năm 1779 không giảm, thì toàn bộ lực
lượng thủy binh của nước Anh đã biến mất trước khi Napoleon thua trận.

Vào năm 1815, mặc dù những bệnh sốt, viêm phổi, và kiết lỵ vẫn tiếp tục hành hạ thủy thủ Anh, nhưng
chứng thiếu vitamin C hầu như bị thanh toán. Các chi phí cung cấp chanh cho các tàu đi biển rõ ràng là
được bù trừ vì chi phí nhân lực thấp. Thomas Trotter (1760-1832), một thầy thuốc khác của Hạm đội,
tiếp tục tranh đấu cho sức khỏe của các thủy thủ. Ngoài việc cải cách chế độ ăn, Trotter thừa nhận giá trị
của việc tiêm chủng ngừa bệnh đậu mùa và ông ta trở thành một trong những người đầu tiên ủng hộ việc
tiêm chủng. Không thèm quan tâm đến các lý thuyết bác học về bệnh thiếu vitamin C, Trotter chỉ đơn
giản cho rằng chanh tươi đã đem lại “một cái gì đó cho cơ thể” làm cho cơ thể mạnh lên chống lại bệnh
và cảnh báo cho người đọc nên tránh xa “các sự việc tưởng tượng và các kết luận sai lệch”.

Mặc dù có khẩu phần chanh, một số vụ dịch thiếu vitamin C rải rác vẫn còn xảy ra trên các chuyến hải
hành, cho nên các bác sĩ hải quân đành cam chịu chấp nhận bệnh thiếu vitamin C là một trong những
dịch bệnh của chiến tranh, cùng với bệnh sốt chấy rận, thương hàn và kiết lỵ. Tuy nhiên khi một đoàn
thám hiểm của Hải quân Anh từ Bắc Cực trở về năm 1876, báo cho biết là trong thủy thủ đoàn 120
người, có một nửa bị bệnh thiếu vitamin C, 4 người chết, thì Nghị Viện Anh yêu cầu tổ chức điều tra.
Những vụ việc tai tiếng tương tự đã làm cho giới khoa học nghi ngờ và bối rối về bản chất của bệnh
thiếu vitamin C và chất chống bệnh này.

Trong thập niên 1870, các bác sĩ ngạc nhiên khi thấy bệnh thiếu vitamin C xảy ra trên trẻ em các gia đình
trung lưu tại vùng ngoại ô London. Khác với dân nghèo vốn chỉ ăn khoai tây, người khá giả thường nuôi
con bằng bánh mì và bơ và sữa đóng hộp. Với tình trạng này, chúng ta thấy rằng một số tiến bộ về y học
và vệ sinh đã giúp giải quyết một vấn đề, nhưng lại tạo ra những khó khăn không hề biết trước. Mặc dù
việc tiệt trùng sữa đã giúp làm giảm vấn đề tiêu chảy, khi có nhiều gia đình chuyển sang sữa đóng hộp,
thì bệnh thiếu vitamin C xuất hiện tại cả hai nhóm gia đình giàu, nghèo. Thậm chí đến ngày nay, những
vấn đề liên quan đến việc nuôi con bằng sữa bình vẫn còn xuất hiện trên khắp thế giới, lý do là các nhà
sản xuất sữa bột cho trẻ em tuyên truyền rằng sản phẩm của họ là một phương cách hiện đại để nuôi trẻ.
Một nhóm mới các trường hợp mắc bệnh thiếu vitamin C ở người lớn xuất hiện trong thập niên 1960 khi
chế độ ăn thiền dưỡng sinh ra đời, thịnh hành và trở nên cực đoan. Một số người theo chế độ ăn cực kỳ
thiếu chất này chỉ gồm có gạo lứt với muối mè.

Nhiều người sống tại các vùng khí hậu khắc nghiệt hơn châu Âu đã tránh được bệnh thiếu vitamin C
bằng cách vận dụng tài tình các nguồn động vật và thực vật. Lấy ví dụ, thổ dân châu Mỹ uống trà và
thuốc bổ lấy từ gai, nhựa hoặc vỏ những thứ cây phù hợp, và thổ dân châu Úc dùng quả đào xanh làm
thuốc. Khi ở dạng khô hoặc ngủ, các thứ ngũ cốc, hạt đậu không giữ các tính chất chống bệnh thiếu
vitamin C, nhưng trong giai đoạn nẩy mầm, đó là những nguồn cung cấp tốt vitamin C. Giá trị dinh
dưỡng của mầm đậu đã được biết từ lâu tại châu Á. Mặc dù một số nhóm dân Eskimo biết cách thu hái
quả dâu và một số khác ăn các thực vật tìm thấy trong dạ cỏ của tuần lộc, nhưng trong đa số các trường
hợp, thực đơn của người Eskimo chỉ bao gồm có thịt và cá. Do vitamin C có hàm lượng thấp trong mô

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.