LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 299

Những người ủng hộ cấy đậu tin rằng việc bảo vệ người dân khỏi bệnh đậu mùa mới chỉ là bước đầu.

Matthieu Maty (1718-1776), người vận động cho việc cấy đậu ở nước Anh, Pháp và Hà Lan, tiên đoán
rằng trong vòng 100 năm nữa, người ta sẽ hoàn toàn không còn nhớ gì đến bệnh đậu mùa và các mối
nguy hiểm của nó nữa. Vào nửa cuối thế kỷ 18, cấy đậu là một thủ thuật y khoa được chấp nhận rộng rãi.
Căn cứ trên các thông tin được các thợ cấy đậu báo cáo từ năm 1723 đến 1727, James Jurin (1684-1750),
một thầy thuốc xuất sắc và người ủng hộ việc cấy đậu, đã tính toán tỷ lệ tử vong từ đậu mùa do cấy đậu
là 1/48 đến 1/60, còn với đậu mùa tự nhiên là 1/6. Theo những người cấy đậu thì tỷ lệ tử vong xê dịch từ
1/30 đến 1/8000. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong trung bình của đậu mùa do cấy đậu là 1/200. Do cấy đậu chủ
yếu chỉ được yêu cầu trong những năm xảy ra dịch, một số ca tử vong gán cho cấy đậu có thể là do đậu
mùa mắc phải tự nhiên. Mặc dù việc cấy đậu mới chỉ tác động phần nào lên số mắc chứng bệnh đậu mùa,
nhưng nó đã dọn đường cho xã hội chấp nhận nhanh chóng vaccine đậu bò của Edward Jenner và mối hy
vọng rằng những bệnh gây dịch khác rồi cũng sẽ được khống chế.

EDWARD JENNER, BỆNH ĐẬ U BÒ VÀ TIÊM CHỦNG NGỪA ĐẬU MÙA

Edward Jenner (1749-1823) đi tập sự nghề y khi được 13 tuổi. Mặc dù nhận được bằng cấp danh giá của
Bệnh viện St. Andrews, nhưng ông lại thích làm thầy thuốc ở làng hơn là tại một phòng mạch thời
thượng tại London. Mặc dù thường được mô tả là trí thông minh và tham vọng nghề nghiệp ở mức làng
nhàng, nhưng đầu óc ông khá nhạy bén để duy trì một tình bạn bền chặt cả đời với nhà giải phẫu học nổi
tiếng John Hunter (1728-1793). Nhờ việc nghiên cứu về chiến lược sinh sản khá kỳ cục của con chim cu
cu và nhờ sự bảo trợ của Hunter, Jenner trở thành hội viên Hội Hoàng gia. Trong các thư từ của họ,
Hunter và Jenner trao đổi các ý kiến về lịch sử tự nhiên và y học. Vì thế, khi Jenner để ý đến các tín niệm
của người dân địa phương về bệnh đậu mùa và đậu bò, ông ta xin ý kiến của Hunter về giả thuyết cho
rằng tiêm chủng đậu bò có thể loại trừ được mối nguy hiểm mắc đậu mùa. Lời khuyên của Hunter đã chỉ
đường cho Jenner: đừng có suy đoán, mà hãy làm thí nghiệm.

Năm 1793, Hội Hoàng gia gạt bỏ báo cáo của Jenner “Tìm hiểu Lịch sử tự nhiên của một chứng bệnh
được gọi là Đậu bò tại vùng Gloucestershire
”. 5 năm sau, Jenner công bố Một nghiên cứu về Nguyên
nhân và Tác dụng của Variolae
Vaccinae, một chứng bệnh phát hiện tại các quận miền tây nước Anh,
nhất là tại Gloucestershire, gọi là bệnh Đậu bò
. Jenner đặt tên cho tác nhân gây bệnh đậu bò truyền
nhiễm là Variola vaccinae (tiếng Latin, vacca, nghĩa là con bò cái, và variola, bệnh đậu mùa). Do ngành
y có xu hướng khó chấp nhận những tư tưởng và phương pháp mới, sự kiện phương pháp tiêm chủng của
Jenner phổ biến khắp châu Âu và châu Mỹ vào năm 1800 là một phần thưởng và vinh dự đáng kể dành
cho một người thầy thuốc nhà quê có công cổ vũ kỹ thuật mới. Hội Hoàng gia Jenner được thành lập
năm 1803 nhằm thực hiện tiêm chủng cho các trẻ em nghèo tại London.

Trong bài báo Nghiên cứu, Jenner cho rằng một chứng bệnh trên móng ngựa đã bị biến thể khi chuyển
sang bò và từ đó gây ra một chứng bệnh ở người rất giống với bệnh đậu mùa nên có thể đây là nguồn gốc
đầu tiên của bệnh. Do cả đàn ông lẫn đàn bà tại Gloucestershire đều vắt sữa bò, khi một người đàn ông
xức thuốc vào móng cho ngựa, anh ta có thể mắc bệnh của móng, và sau đó lây bệnh cho vú bò, từ vú bò
bệnh xuất hiện dưới hình thức ban gọi là bệnh đậu bò. Những phụ nữ vắt sữa mắc bệnh nhận thấy rằng
khi trên tay của họ có những thương tổn, thì toàn thân cũng có các triệu chứng mắc bệnh nhẹ. Tuy bệnh
đậu bò gây khó chịu chút ít, nhưng ai đã mắc bệnh này thì dường như sẽ không mắc bệnh đậu mùa tự
nhiên cũng như bệnh đậu mùa do cấy đậu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.