cuối thế kỷ 19, các ngành y sinh học đã phát triển mạnh mẽ khi đi theo cái gọi là “tín điều về từng bệnh
nguyên học cụ thể” - tức là, cái quan niệm cho rằng nếu chúng ta hiểu được tác nhân gây bệnh của một
chứng bệnh, hoặc là các biến cố phân tử chuyên biệt của một tiến trình bệnh lý, thì chúng ta hoàn toàn có
thể hiểu được và khống chế được bệnh đó. Quan điểm này bỏ qua không nhắc đến những khía cạnh xã
hội, đạo đức, kinh tế và địa lý-chính trị phức tạp của bệnh tật trong một thế giới càng ngày càng trở nên
gần gũi nhiều hơn nhờ các phương tiện giao thông và liên lạc hiện đại, nhưng đồng thời cũng bị chia tách
ngày càng rộng hơn vì những khác biệt giữa sự giàu có và nghèo đói.
Các cuộc tranh luận công khai về y học ngày nay dường như hiếm khi đề cập đến những chủ đề cơ bản
về nghệ thuật và khoa học của y học; thay vào đó, là những vấn đề được đem ra mổ xẻ dằng dai nhất lại
liên quan đến chi phí chăm sóc y tế, có hay không có các dịch vụ, khả năng tiếp cận các dịch vụ đó, tính
công bằng và trách nhiệm. Những so sánh giữa các hệ thống y tế của nhiều quốc gia khác nhau cho thấy
rằng mặc dù có sự khác biệt về hình thức, triết lý, cách tổ chức, và các mục tiêu, nhưng tất cả đều bị sức
ép do chi phí ngày càng tăng và những kỳ vọng và áp lực trên các nguồn lực ít ỏi hoặc hạn hẹp. Các viên
chức chính phủ, các nhà phân tích chính sách và những người làm công tác chuyên môn trong ngành y
ngày càng tập trung công sức và mối quan tâm của mình nhiều hơn vào các biện pháp kìm hãm chi phí.
Hiếm khi có ai thử đặt lại vấn đề là ngành y nói chung như thế nào xét về các chủ đề được các nhà dân số
học, dịch tễ học và sử gia nêu ra cũng như về giá trị tương đối của nền y học hiện đại và những cải cách
có cơ sở rộng lớn hơn về mặt môi trường và hành vi có thể ảnh hưởng mạnh mẽ lên các mô thức mắc
bệnh và tử vong.
Những người hoài nghi nói rằng, dường như chúng ta đã đánh đổi các bệnh dịch của một thế hệ này để
lấy dịch bệnh của một thế hệ khác. Ít nhất, tại những nơi giàu có, công nghiệp hóa nhiều hơn trên thế
giới, mô hình bệnh tật phổ biến đã chuyển từ một dạng trong đó nguyên nhân tử vong là các bệnh truyền
nhiễm sang một dạng khác với các bệnh thoái hóa và mạn tính chiếm đa số, kết hợp với một sự chuyển
đổi nhân khẩu học của một thời đại có tỷ lệ tử vong ở trẻ còn bú cao sang một thời đại mà tuổi thọ tăng
và một dân số ngày càng già cỗi. Kể từ cuối thế kỷ 19, chúng ta thấy có một sự chuyển đổi rõ rệt từ một
thời kỳ trong đó việc dự phòng khá tốn kém (chẳng hạn như việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải) và
việc điều trị về cơ bản là không tốn kém (ví dụ như trích huyết và xổ ruột) sang một thời kỳ trong đó chi
phí điều trị rất cao (ví dụ các thủ thuật bắt cầu mạch vành) và dự phòng ít tốn kém (như tập thể dục và
chế độ ăn ít cholesterol). Sau nhiều năm tán dương các thành quả thấy được của ngành khoa học y sinh,
điển hình là những đóng góp như vaccine, kỹ thuật gây mê/gây tê, thuốc insulin, ghép tạng, và niềm hy
vọng rằng các bệnh dịch sẽ theo chân bệnh đậu mùa đi vào quên lãng, thì nay những vấn đề nhức nhối và
sâu xa lại được nêu ra về sự cách biệt giữa các chi phí của nền y học hiện đại và vai trò mà y học quyết
định các kiểu mắc bệnh và tử vong về mặt lịch sử và toàn cầu. Khi phân tích cẩn thận vai trò của y học,
các yếu tố môi trường và xã hội trong việc quyết định sức khỏe của người dân, người ta thấy rằng kỹ
thuật y học không phải là bài thuốc bá bệnh cho bệnh cấp tính gây dịch hoặc bệnh mạn tính và bệnh địa
phương.
Một mô tả khái quát về lịch sử y học sẽ củng cố nguyên tắc cơ bản là nếu chỉ riêng một mình y học thì
sẽ không bao giờ là giải pháp cho những điều bất hạnh của cá nhân hoặc những điều bất hạnh của xã hội,
nhưng con người chưa bao giờ từ bỏ việc trông chờ vào các nghệ thuật chữa bệnh để tập trung vào những
cách điều trị, an ủi, cải thiện, giảm nhẹ bệnh tật, và phục hồi. Có lẽ khi hiểu rõ hơn các quan niệm trước