LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 34

“bệnh của viện bảo tàng” xảy ra khi bảo quản, trưng bày không đúng cách và những tổn hại do côn
trùng, nấm mốc và vi khuẩn.

Sự đầy rẫy các bệnh tật hoành hành tại Ai Cập thời cổ đại đã củng cố cơ sở cho nhận xét của Herodotus
là cả nước đầy rẫy các thầy thuốc có trình độ chuyên nghiệp cao chuyên chữa những bệnh về mắt, đầu,
răng, dạ dày và nhiều bệnh ít biết đến khác. Không phải tất cả các thầy thuốc thời cổ đại đều là thầy
thuốc chuyên khoa, nhưng có bằng chứng là những chuyên gia, thầy thuốc tổng quát, tu sĩ, và thầy pháp
đều làm việc nhịp nhàng và giới thiệu bệnh nhân cho nhau khi cần thiết. Một thầy thuốc chuyên khoa tên
là Iri, Mục quan của Hậu môn (hoặc người phụ trách phần mông đít), giữ một vị trí danh dự trong đám
các ngự y. Thường được gọi là những nhà hậu môn học đầu tiên, người phụ trách trực tràng của hoàng
gia chủ yếu làm công việc người thụt tháo cho Pharaoh. Theo thần thoại Ai Cập, thụt tháo chính nó có
một nguồn gốc cao quý vì do thần Thot phát minh ra.

Người thầy thuốc nên có tác phong chuyên môn tiêu chuẩn cao, chẳng hạn như: “đừng chế nhạo người
mù, châm chọc người lùn, gây tổn thương cho người què, cười nhạo người đang ở trong bàn tay của
Thần thánh (do đầu óc không ổn định)”. Sự chuyên khoa hóa trong y học ở Ai Cập thời cổ đại chủ yếu
xuất phát từ học thuyết tôn giáo cho rằng không có phần nào của cơ thể mà không có thần thánh chủ trì.
Cũng giống như các vị thần mà họ thờ phụng, các thầy thuốc-tu sĩ có khuynh hướng chuyên khoa hóa
vào một cơ quan hoặc một bệnh nào đó. Các dược sĩ nhận nữ thần Isis là tổ (của) nghề, bà này đã đem
truyền thụ bí mật các phương thuốc cho con trai của mình là Horus. Tất cả những ai tham gia vào công
việc của Sinh hoạt viện (House of Life) được xây dựng kề bên các đền thờ, cũng như các cơ sở ướp xác,
đều nhận thần Anepu làm người bảo hộ. Tuy nhiên, trách nhiệm của “các ngón nghề” nói chung đều quy
cho Imhotep, thầy thuốc đầu tiên mà chúng ta biết rõ tên họ.

Là một thần đồng và ưu tú trong mọi lĩnh vực học vấn, Imhotep đã thiết kế và xây dựng kim tự tháp bậc
thang Sakkara nổi tiếng, đã phục vụ Pharaoh Zoser (hoặc Djoser, khoảng 2630-2611 trước CN) với vai
trò vizier, tể tướng, kiến trúc sư, hiền triết, thư lại, thầy thuốc-phù thủy và nhà thiên văn. Imhotep, cũng
giống như Asclepius, vị thần trông về thuốc của người Hy Lạp, là một biểu tượng đầy quyền uy và là
một vị thần khai sinh thực sự của nghề làm thuốc. Sự nghiệp thầy thuốc của Imhotep có thể chia ra thành
ba giai đoạn: đầu tiên là ngự y của vua Zoster; tiếp đến như là một á thánh y (khoảng 2600-525 trước
CN); và sau cùng, là một vị thần chính của nghề y (khoảng 525 trước CN-550).

Khi Imhotep mất, người bệnh lũ lượt kéo đến ngôi đền được xây trên phần mộ. Việc tôn sùng Imhotep
sau đó từ Memphis đã lan tràn sang khắp Ai Cập và Nubia. Những cuộc khai quật các ngôi đền thờ
Imhotep cho thấy rằng hoạt động “ngủ trong đền thờ”, tức điều trị hồi phục, vốn được gán nguồn gốc cho
người Hy Lạp thật ra bắt nguồn từ Ai Cập. Các tu sĩ chăm sóc chu đáo người bệnh và phủ dụ họ rằng bậc
thần thánh sẽ xuất hiện và ban cho phương thuốc thần kỳ. Các tu sĩ dùng “nước thánh”, tắm, cách ly, sự
im lặng, dẫn dụ và giấc mơ trị liệu trong các nghi thức chữa bệnh của họ. Là vị thần chữa lành bệnh cho
người ốm, ban sự mắn đẻ cho phụ nữ hiếm muộn, ra tay bảo vệ khỏi các tai họa, và cứu mạng cho mọi
người, cho nên thật dễ hiểu khi Imhotep trở thành một trong các vị thần được nhiều người biết đến nhất.
Mặc dù việc sùng bái Imhotep đã giảm mạnh vào cuối thế kỷ thứ 2, nhưng ông vẫn là một vị thần chính
tại Memphis cho đến thế kỷ thứ 4.

Một số học giả cho rằng ma thuật là động lực đằng sau mọi thành quả của người Ai Cập, nhưng những
người khác đứng ra bảo vệ cho người cổ đại chống lại sự cáo buộc rằng nền y học của họ không chỉ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.