LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 33

bệnh này phổ biến như thế nào đối với đa số nông dân. Một rối loạn khác ở phổi, bệnh nhiễm bụi than là
do hít phải các hạt than nhỏ khi đốt củi.

Các hạt cát nhỏ được tìm thấy trong bánh mì và các thực phẩm khác mà người giàu lẫn kẻ nghèo hèn

đều tiêu thụ, đây là nguyên nhân gây chứng mòn răng rất nặng. Những trận bão cát thường xuyên làm
thức ăn dính cát, cho nên cái gì cũng có cát sạn, trong khi đó những thứ đá mềm được dùng khi xay bột
cũng tạo ra cát trong bột xay. Rất ít có cái xác nào còn bộ răng tốt. Một số răng bị mòn đến tận lợi, thậm
chí gốc răng có khi bị trơ ra. Mặt khác, bệnh sâu răng tương đối hiếm gặp và các tiêu chuẩn sạch sẽ rất
cao. Bị ám ảnh về sự sạch sẽ và vệ sinh cá nhân, người Ai Cập cổ đại dùng natron làm chất làm sạch
miệng. Họ cũng nhai cây sậy để làm sạch răng và xoa bóp nướu răng.

Các bệnh khác phát hiện trên xác ướp gồm có bệnh lao, xơ cứng động mạch và viêm khớp. Bị suy kiệt
do các rủi ro luôn rình rập, bất lực trước bệnh tật và tai nạn gây chấn thương, ngay cả tầng lớp đặc quyền
nhất cũng khó mà sống quá 40 tuổi. Có lẽ ít ai trong số những người Ai Cập cổ đại này thực sự giống
như tranh chân dung lý tưởng hóa kích thước thật trang hoàng quan tài và lăng mộ. Bằng chứng của bệnh
xơ vữa động mạch, gây các biến chứng ở tim và các mạch máu, trong đó có tai biến mạch não, nhồi máu
cơ tim, và bệnh mạch ngoại vi, đã được phát hiện trên các xác ướp Ai Cập. Trong quá trình ướp xác,
động mạch chủ thường được để lại. Ruffer có báo cáo là các mảng xơ vữa mà tác giả gặp trên động mạch
của người cùng thời với mình cũng có thể tìm thấy trên hầu hết các động mạch mà ông này có khả năng
bòn mót từ các xác ướp Ai Cập. Tuy nhiên, cũng gặp một số trường hợp có tuổi thọ khá cao. Chẳng hạn
như các nghiên cứu về xác ướp của vua Rameses II cho thấy ông này bị viêm khớp, xơ vữa động mạch,
vôi hóa các động mạch thái dương, răng bị hỏng cùng với các biến chứng nhiễm trùng. Mặc dù về cuối
đời nhà vua yếu hẳn, nhưng nhà vua cũng thọ đến 90 tuổi.

Trước khi đưa các kỹ thuật hiện đại vào để xác định tuổi của các đồ vật thời cổ đại, các nhà Ai Cập học
dựa vào các phương pháp gián tiếp, chẳng hạn như đánh giá sự mất màu trên quan tài và tên cũng như
các đồ tùy táng của người quá cố. Nhưng những nhận dạng này nói chung mới chỉ ở bước đầu và đôi khi
lại không chính xác bởi vì nhiều ngôi mộ và xác ướp đã bị bọn cướp mộ hủy hoại. Các tăng lữ Ai Cập đã
cứu vãn và bọc lại nhiều xác ướp Hoàng tộc, nhưng cuối cùng giữa thi thể, quan tài và danh tính không
khớp nhau. Ngày nay các nhà nghiên cứu có thể chuyển đổi số liệu từ CT sang ảnh ba chiều mà không
cần phải tháo lớp bọc bên ngoài. Với phương pháp này, các nhà khoa học có thể thăm dò những khía
cạnh trước đây chưa được biết tới của các nghi thức chôn cất của người Ai Cập và tìm thấy những đồ tạo
tác được đặt bên trong xác ướp chẳng hạn như một chiếc bát sứ xuất hiện trên hình ảnh của chiếc đầu xác
ướp 3.000 tuổi.

Phương pháp xác định tuổi bằng Carbon-14 có thể dùng để ước tính tuổi của các xác ướp, nếu mẫu lấy là
thịt hoặc collagen xương không bị vấy bẩn. Nhưng quả là khó mà lấy được mẫu mô đã loại ra được các
tạp chất trong các vật liệu xác ướp và để nghiên cứu mô collagen xương lại phải cắt bỏ nhiều phần của
cơ thể. Phân tích X quang có thể cung cấp nhiều dữ liệu có giá trị về các bệnh nội khoa và bệnh về răng,
ước tính tuổi vào lúc chết và những thay đổi về hình thể. Kỹ thuật này cũng giúp cho các học giả hiện
thời tránh khỏi những sai sót khó xử đã có lúc xảy ra đối với các nhà khảo cổ học thế kỷ 19 khi cố làm
cho bài giảng sinh động, đã mở lớp vải bọc xác ướp của một hoàng thân nào đó lại thấy đó là xác của
một công chúa, hoặc tệ hơn nữa chỉ là một con khỉ đầu chó. Ngoài việc chẩn đoán bệnh tật của các
Pharaoh thời cổ đại, các kỹ thuật y khoa hiện đại đã được sử dụng để “chữa” các xác ướp khỏi những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.