rằng cơ thể con người là một hệ thống kín không có nhiều dự trữ năng lượng (energy bank). Nói cách
khác, cơ thể là một bãi chiến trường các nguồn năng lượng hạn chế mà các cơ quan phải chiến đấu để
giành lấy phần của mình. Sự giành giật giữa bộ não và hệ thống sinh dục nữ đặc biệt rất nguy hiểm.
Clarke nhấn mạnh “Tự nhiên đã dành sẵn một tuần lễ kinh nguyệt cho chu trình rụng trứng” và “cho sự
phát triển và hoàn thiện hệ thống sinh sản” (điều này hoàn toàn sai). Sự nghỉ ngơi toàn bộ về tinh thần và
thể chất trong thời gian có kinh là rất cần thiết để cho hệ thống sinh sản của người phụ nữ phát triển thích
đáng.
Theo Clarke, phụ nữ tốt nghiệp đại học, nếu họ sống sót được qua các thử thách, thì số phận của họ là vô
sinh, ốm yếu đến mức tàn phế, dễ bị vô kinh, thống kinh, huyết trắng, viêm buồng trứng cấp tính và mạn
tính, sa sinh dục, thiếu máu, táo bón, nhức đầu, hysteria, đau rễ thần kinh và những điều khủng khiếp
khác. “Sức mạnh trí tuệ” mà các cô gái vận dụng để học tiếng Latin hoặc toán sẽ làm hủy hoại một số
lớn các tế bào não và làm giảm khả năng sinh con. Các phụ nữ có học nếu thoát được cảnh vô sinh thì sẽ
gặp các nguy hiểm khi có thai và khi sinh con bởi vì khung chậu của họ bị hẹp và đứa trẻ con họ có đầu
lớn hơn. Họ khó có khả năng nuôi con vì họ “không có vú cũng như không có sữa”. Clarke đưa ra bằng
chứng là cô D., ngực lép, vào trường Vassar năm 14 tuổi. Khi tốt nghiệp, cô ta là nạn nhân của chứng vô
kinh, hysteria, hay hốt hoảng, nhức đầu, lúc nào cũng mệt mỏi và táo bón. Một sinh viên kém may mắn
khác chết chẳng bao lâu sau khi tốt nghiệp; khi mổ xác mới thấy não bộ tóp teo. Ngay cả Martha Carey
Thomas (1857-1935), người sáng lập và chủ tịch của trường Bryn Mawr còn nhớ cái cảm giác kinh
hoàng khi đọc những lời cảnh báo kia lúc còn là thiếu nữ.
Khi kiểm định lại giả thuyết của Clarke người ta thấy rằng sinh viên nữ cũng khỏe mạnh như các phụ nữ
khác và các nghiên cứu về kỹ năng tâm thần và vận động của họ không hề thấy có sự liên quan đặc biệt
nào với chu kỳ kinh nguyệt. Những người phản bác giả thuyết của Clarke cho rằng các bác sĩ có cùng
quan điểm với ông này chỉ vì họ có thành kiến và bị ảnh hưởng bởi thực tế những người họ gặp là những
bệnh nhân thực sự ốm yếu. Các bác sĩ nữ cho rằng con gái thường bị bệnh vì chế độ ăn kém, thiếu không
khí trong lành, mặc nịt ngực quá chặt, quần áo quá chật và thiếu học vấn và vận động. Một số người hoài
nghi cho rằng, do số bác sĩ được đào tạo quá nhiều, cho nên các thầy thuốc quá hăng say tìm kiếm các
“triệu chứng phụ nữ” mạn tính nhưng không nguy hiểm trong số các quý bà mảnh mai thuộc tầng lớp
trên. Người hầu, công nhân nhà máy, và những phụ nữ nghèo khác dường như cũng chẳng cần đến một
tuần lễ để nghỉ ngơi khi có kinh.
Mary Putnam Jacobi (1842-1906), một thầy thuốc và tác giả y học nổi tiếng, tuyên bố thẳng thừng rằng
phụ nữ được chẩn đoán là luôn luôn đau yếu chẳng qua vì các bác sĩ xem họ như những bệnh nhân béo
bở. Trong quyển sách của bà ‘Vấn đề nghỉ ngơi của phụ nữ khi có kinh’ được viết để trả lời câu hỏi
“Liệu phụ nữ có cần nghỉ ngơi tinh thần và thể chất khi có kinh và với mức độ nào?”, đã đoạt giải
Boylston của Đại học Harvard năm 1876. Công trình của Jacobi đã chứng minh rằng giáo dục và công
việc chuyên môn không làm nguy hại cho sức khỏe phụ nữ. Thật vậy, phụ nữ có giáo dục là những người
khỏe mạnh hơn bất cứ nhóm phụ nữ nào khác. Chắc chắn rằng cũng có nhiều phụ nữ không được khỏe
như họ muốn, nhưng cách chữa trị thực sự cho họ là thêm học vấn chứ không phải bớt đi. Phụ nữ ốm yếu
có nhiều khả năng là nạn nhân của những người cha nghiện rượu, người chồng bị bệnh tình dục và
“những xếp đặt xã hội tệ hại khác”, nhưng bệnh hysteria và những bệnh “thần kinh” liệt giường khác có
vẻ ủng hộ mạnh ý kiến của Clarke, bởi vì đây là những chứng bệnh “không bao giờ gây chết người,
nhưng không chữa được và lúc nào cũng cần đến sự chăm sóc y tế”. Jacobi, một trong những người sáng