của mình và mặc dù ngưỡng mộ Louis Pasteur, ông vẫn cứ thích sát trùng các dụng cụ bằng carbolic
acid, ngay cả sau khi Pasteur và đồng nghiệp của ông này là Charles Chamberland (18511908) chứng
minh rằng cách tiệt trùng bằng nhiệt hơn hẳn cách khử trùng các dụng cụ ngoại khoa bằng hóa chất. Lò
hấp Chamberland, một dụng cụ tiệt trùng bằng hơi nóng dưới áp suất, được sử dụng rộng rãi trong các
phòng thí nghiệm vi trùng học từ thập niên 1880.
Mối liên hệ giữa phương pháp sát trùng của Lister và sự chấp nhận cách vô trùng của các nhà phẫu thuật
thế kỷ 19 liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp như động cơ, thành kiến, lòng trung thành và các lý
thuyết. Cái gọi là “nghi thức vô trùng toàn diện” chưa bao giờ nằm trong thường quy của Lister. Bản
thân Lister cũng không mặn mà gì với một số nghi thức sau này được thêm vào trong phẫu thuật như áo
blouse trắng, khẩu trang và găng phẫu thuật. Sau khi nghi thức vô trùng được chấp nhận, một số học trò
của Lister nhớ lại rằng Lister, đã đạt nhiều thành công nhưng ít ồn ào hơn nhiều khi mổ với chiếc áo
blouse cũ trong phòng mổ mịt mù hơi sương carbolic acid. Khi các nhà phẫu thuật chấp nhận kỹ thuật vô
trùng và sát trùng ở mức độ nghiêm ngặt cao hơn, thì những ca mổ trước kia được coi như thành quả
thần kỳ của các tay biểu diễn thực sự có tài hoặc cực kỳ may mắn đã trở thành chuyện bình thường hàng
ngày. Tuy nhiên, việc chuyển đổi các nhà phẫu thuật trở thành những người rao giảng cho kỹ thuật sát
trùng và vô trùng không hề nhanh chóng hoặc nơi nào cũng có, cũng như mọi bệnh viện có đủ khả năng
đưa ra một đội ngũ nhân viên và môi trường thuận lợi. Ngay cả đến đầu thế kỷ 20, sự hững hờ đối với
các quy trình sát khuẩn không phải là ít gặp. Những người ủng hộ kỹ thuật vô trùng chấp nhận thói quen
trả lời câu hỏi “Có gì mới trong phẫu thuật” bằng lời tuyên bố: “Hôm nay chúng tôi rửa tay trước khi
mổ”.
Điều đáng ngạc nhiên, là yếu tố quan trọng nhất trong cuộc chiến chống nhiễm trùng lại là bàn tay của
phẫu thuật viên. William Stewart Halsted (1852-1922), người tiên phong trong kỹ thuật gây mê/gây tê
cục bộ, cũng là người dẫn đầu trận chiến phẫu thuật vô trùng. Nhà hóa học vĩ đại người Pháp, Louis
Pasteur đã từng nói, nếu ông là một bác sĩ phẫu thuật ông không những chỉ dùng các dụng cụ hoàn toàn
sạch, nước và băng gạc được tiệt trùng bằng nhiệt, mà còn đưa tay hơ nhanh trên ngọn lửa sau khi đã rửa
tay hết sức kỹ càng. Khó mà tưởng tượng là các phẫu thuật viên đồng ý chịu hơ tay trên lửa, nhưng các
dung dịch sát trùng dùng để rửa tay quả là khó ngửi. Khi Halsted chịu chấp nhận thực tế là không thể tiệt
trùng bàn tay, ông ta quyết định phải che nó lại bằng một thứ găng tay mềm mại, chịu được tác dụng
mạnh của các hóa chất khử trùng. Lúc đầu, Halsted nhờ công ty cao su Goodyear làm những đôi găng
cao su cho cô Caroline Hampton, điều dưỡng trưởng của khoa ngoại, vì da của cô này rất nhạy cảm với
các chất khử trùng. Thí nghiệm của Goodyear thành công, nhưng cuối cùng bệnh viện John Hopkins
cũng bị mất một điều dưỡng giỏi khi cô Hampton trở thành vợ BS Halsted. Trong thập niên 1890, việc sử
dụng găng tay cao su đã được thêm vào nghi thức phẫu thuật tại John Hopkins. Trước đó, các bác sĩ cũng
đã dùng găng tay để tự bảo vệ lấy mình khi khám bệnh, nhất là những người mắc giang mai, nhưng găng
cao su phẫu thuật là một sáng kiến để bảo vệ bệnh nhân trước thầy thuốc.
Halsted cố gắng làm cho các cộng sự của mình hiểu rõ các nguyên tắc sát trùng và vô trùng và phong
cách giải phẫu như thế nào để giảm thiểu việc gây thương tổn cho các mô. Tuy nhiên, khi điều trị ung
thư vú, Halsted nhấn mạnh là cần phải cắt rộng vú (radical mastectomy) để chữa lành bệnh và cứu mạng
bệnh nhân. Halsted không chú ý mấy đến “chất lượng sống” của bệnh nhân trong tương lai và tác dụng
gây tàn phế và làm biến dạng cơ thể của loại phẫu thuật triệt để bởi vì ông ta cho rằng không quan trọng
mấy trong những ca như thế. Một bức tranh nổi tiếng về nhà phẫu thuật D. Hayes Agnew, do Thomas