Eakins (1844-1916) vẽ, đã mô tả các điều kiện thực hiện phẫu thuật cắt bỏ vú vào năm 1889. Giống như
Leonardo da Vinci, Eakins rất quan tâm đến khoa học và y học. Ông thường tham dự các bài giảng y học
và những buổi trình diễn phẫu thuật. Ông ta cũng dạy giải phẫu học tại Viện Nghệ thuật Pennsylvania.
Cử tọa ở thế kỷ 19 bị choáng bởi những bức tranh giống như thực vẽ cảnh các phẫu thuật viên làm việc,
nhưng ngày nay những bức như ‘‘The Gross Clinic’’ (1876) và ‘‘The Agnew Clinic’’ (1889) được coi là
kiệt tác. Trong bức ‘‘The Gross Clinic’’ vẽ cảnh BS Samuel Gross áo choàng dính đầy máu mổ chân cho
một bệnh nhân. Bức tranh của BS Agnew mô tả hình ảnh các phẫu thuật viên áo choàng trắng tinh sạch
sẽ thực hiện cắt vú cho một phụ nữ được gây mê. Tỷ lệ tử vong của phẫu thuật này rất cao, và các bác sĩ
thừa nhận rằng chẳng có mấy bệnh nhân được hưởng những gì tốt đẹp của phẫu thuật này. Phẫu thuật
không hề chữa khỏi bệnh, và trong nhiều trường hợp, có lẽ còn rút ngắn cuộc đời bệnh nhân nữa.
Khi nhớ lại kỹ thuật giải phẫu được dạy tại John Hopkins trong thập niên 1880, các học trò của Halsted
mô tả là “khắc nghiệt và thậm chí gây đau đớn cho nhân viên chứ đừng nói đến bệnh nhân”. Vì mục đích
vô trùng, một số phẫu thuật viên thậm chí còn cạo nhẵn những bộ râu hoành tráng và hạn chế chuyện trò
với những người quan sát và bớt quát tháo với người phụ tá trong khi mổ. Sau này, nghi thức vô trùng
đầy đủ là mặc áo choàng mổ, đội mũ, khẩu trang đặc biệt, và cấm cửa không cho người quan sát vào
phòng mổ nữa. Một số bệnh viện lắp những tấm gương đặc biệt hoặc làm trần bằng kính để cho người
quan sát có thể nhìn xem mà không làm vấy bẩn phòng mổ. Khi được áp dụng đúng mức, kỹ thuật sát
trùng, vô trùng và gây mê/gây tê đã biến phòng mổ từ một chỗ để tìm gặp tử thần thành một đấu trường
với những thường quy lặng lẽ.
Hầu như không thể nào nắm hết được những thành quả của nhiều phẫu thuật viên danh tiếng của thời
hậu-Lister, việc này khá giống với việc soạn ra một bảng liệt kê mục lục của toàn bộ các bộ phận trong
cơ thể. Điều quan trọng cần phải thừa nhận là cuộc cách mạng phẫu thuật liên quan khá nhiều đến các
thành công kỹ thuật của kỹ thuật gây mê/gây tê và sát trùng. Nhiều yếu tố khó thấy, nhưng cơ bản hơn đã
làm thay đổi địa vị và sự đào tạo các nhà phẫu thuật, giúp cho họ từ những người hành nghề chân tay
thấp hèn được hòa nhập vào những tiến bộ trong ngành cơ thể bệnh lý, sử dụng dụng cụ y học, và làm
biến đổi các khoa học về sự sống thành nghệ thuật và khoa học phẫu thuật.
Kể từ cuối thế kỷ 19, đã có những tiến bộ đáng kể trong việc khống chế ba trở ngại chính để thành
công trong phẫu thuật - cái đau, sự nhiễm trùng và chảy máu. Sự hiểu biết về cơ sở miễn dịch học về các
chất quyết định nhóm máu và các phương pháp để trữ máu và truyền máu và các chế phẩm của máu đã
tạo điều kiện giúp cho bệnh nhân sống sót ngay cả khi các tai nạn hoặc sai sót phẫu thuật gây nên cảnh
mất máu chết người. Hiểu biết về những phần sâu kín nhất trong cơ thể đã tăng lên nhờ con đường cổ
điển là nghiên cứu giải phẫu học và nhờ sự ứng dụng các dụng cụ và kỹ thuật mới để hiển thị, thăm dò
và lấy mẫu các bộ phận và sản phẩm của cơ thể. Phẫu thuật viên giờ đây không còn đơn độc, mà là một
thành phần trong nhóm các chuyên gia gây mê, bệnh lý, X quang, vi sinh, miễn dịch và nhiều thứ khác.
Những thắng lợi trong phẫu thuật đã trở thành rất quen thuộc trong thập niên 1960, những năm mà ngành
này đã đạt được tiếng tăm quốc tế, hoặc ít nhất trên câu chuyện trang bìa của tạp chí Time, hầu như
không nhắc gì ngoài mẫu chuyện thần thoại: ghép tim cho người. Không phải tất cả các yếu tố quyết định
sự thành công của phẫu thuật là một phần của khoa học y học, nói cho chính xác chỉ là một phần của
khoa học y học. Một số các mối đe dọa lớn sau khi mổ vốn rất xoàng xĩnh đến mức sẽ là một điều sỉ
nhục cho phẩm giá của nghề y nếu phải chú ý đến những việc này. Lấy ví dụ, băng gạc dùng trong bệnh
viện thường làm bằng vải vụn đã qua một quy trình giặt hầu như không làm phiền những con vi trùng