những nỗ lực dự phòng bệnh dại ở Mỹ chủ yếu nhắm vào các thú nuôi, đại diện cho phần lớn các trường
hợp bệnh trước năm 1960. Nhờ thành công của những chiến dịch như thế, đến năm 2000, chỉ có 10% các
ca dại mới được quy cho thú nuôi trong nhà. Những trường hợp tử vong ở người do bệnh dại đã giảm từ
trên 100 ca/năm vào những năm đầu thập niên 1900 xuống còn 2 ca/năm. Tuy nhiên, mỗi năm có khoảng
40.000 người tại Mỹ được tiêm ngừa dại sau phơi nhiễm, chủ yếu là do tiếp xúc những con vật bị dại như
chồn hương (raccoons), sói đồng (coyotes), và dơi. Các viên chức liên bang và tiểu bang đã cố tìm cách
thanh toán số chồn hương dại bằng cách dùng máy bay thả những thứ mồi có chứa vaccine ngừa dại theo
đường uống. Pháp và Thụy Sỹ hiện nay không có bệnh dại là nhờ sử dụng vaccine uống. Tuy vậy, về mặt
thống kê, dơi dại lại nguy hiểm hơn chồn hương dại.
Ngoài đời, Pasteur nhấn mạnh vào một phương pháp khoa học duy lý, nhưng với chính mình, ông ta
theo đuổi một cách tiếp cận mang tính kinh nghiệm nhiều hơn, thường dựa theo những lý thuyết có thể
gọi là bất hợp lý. Đồng nghiệp của ông, bác sĩ Emile Roux, khuyên ông nên thận trọng và phê phán cách
tiếp cận của Pasteur đối với việc thí nghiệm trên con người. Một số sử gia khoa học đã mô tả Pasteur là
“người độc đoán, phản động về mặt chính trị, tự lừa dối mình, quá quan tâm đến quyền ưu tiên và công
trạng, hẹp hòi với nhân viên, tàn nhẫn với người đối nghịch, và quá tự tin đến mức bất cẩn đặt bệnh nhân
vào tình thế rủi ro”. Tuy nhiên, nhiều học giả và nhà khoa học khác thì cho rằng Pasteur đã tính toán các
nguy cơ căn cứ theo những thông tin mà ông có được và những nguy hiểm mà các bệnh nhân của ông
phải đối mặt. Pasteur là người của công chúng và là một nhà khoa học cho nên ông ta rất khéo khêu gợi
sự chú ý và thuyết phục người khác theo quan điểm của mình. Rõ ràng là Pasteur đã chọn cách giấu kín
những khía cạnh không rõ ràng hoặc không thuận lợi trong công trình về bệnh dại và bệnh than của
mình. Ít nhất đã có hai người bệnh được tiêm chủng vaccine ngừa dại trước Joseph Meister, nhưng do kết
quả không rõ ràng cho nên không được công bố. Cũng không có gì ngạc nhiên, khi các đối thủ của
Pasteur cho rằng vaccine ngừa dại của ông là nguy hiểm và những người bảo vệ ông thì lại nhấn mạnh về
mặt an toàn tương đối của vaccine khi phải đối diện với một thứ bệnh chết người. Những người ủng hộ
Pasteur nhấn mạnh rằng mọi cách điều trị đều có những nguy cơ chưa biết được và những nguy cơ vốn
có trong bệnh mà nhà nghiên cứu chọn để nghiên cứu. Các sử gia khoa học cũng đã phê bình kịch liệt
công trình của Pasteur về vaccine, nhưng phải thừa nhận rằng nhiều điểm khó khăn cũng như bất định
mà Pasteur và nhiều người cùng thời với ông gặp phải khi cố tìm ra những thứ vaccine hữu hiệu và an
toàn thì nay vẫn còn chưa có lời giải.
ROBERT KOCH
Khác với Louis Pasteur, con đường đến với vi sinh học bắt đầu bằng hóa học, Robert Koch (1843-1920)
đến với vi trùng học với tư cách một thầy thuốc, và việc nghiên cứu của ông trước hết phát xuất từ những
vấn đề y học và phương pháp nghiên cứu. Không có năng khiếu gây được những