Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sự lựa chọn của Pasteur có thể là sự căng thẳng giữa tư tưởng lên án việc
lấy con người làm vật thí nghiệm và ước muốn ngăn chặn bệnh cho người. Pasteur tin rằng việc đem con
người ra làm thí nghiệm không những chỉ là phi đạo đức, mà còn là tội ác nữa. Hơn thế nữa, con đường
đi vào nghiên cứu các bệnh của người của ông rõ ràng là không suôn sẻ bởi vì trong thâm tâm ông không
ưa việc mổ sống con người và phần nào ông cũng không ưa các thầy thuốc. Để dung hòa những mâu
thuẫn này, Pasteur cần đến một chứng bệnh vừa có ở súc vật vừa có ở người, chắc chắn sẽ gây chết, cho
nên dù điều trị thí nghiệm như thế nào đi nữa thì kết quả cũng không thể nào xấu hơn được. Dù với động
cơ nào đi nữa, thì Pasteur cũng đã chọn lựa đúng; thành công của ông trong nỗ lực tìm ra một thứ
vaccine phòng dại đã được khắp thế giới chào đón như là một thành quả vĩ đại nhất trong ngành vi sinh.
(Những người lớn tuổi hẳn còn nhớ sự sợ hãi đối với sốt bại liệt như thế nào, cũng đã trải qua những tình
cảm tương tự như hân hoan, hy vọng và tri ân Jonas Salk (1914-1995) và vaccine ngừa bại liệt trong thập
niên 1950). Con người Pasteur bằng xương bằng thịt, một nhà khoa học vĩ đại chắc chắn cũng có những
sai lầm và thất bại, nhưng tất cả đều biến mất dưới sức nặng của huyền thoại, tính lãng mạn và lòng
ngưỡng mộ. Được công chúng tôn sùng là thiên tài, là anh hùng, là bậc thánh, Pasteur, hoặc Pasteur
huyền thoại đã trở thành cái đích của các sử gia khoa học của thế kỷ 20 vừa qua.
Một yếu tố khá rắc rối là làm sao đoán được hậu quả vết cắn của một con chó dại khi đánh giá vaccine
ngừa dại của Pasteur. Đó là, nếu mắc phải bệnh dại thì tử vong là điều chắc chắn, nhưng không phải ai bị
chó dại cắn cũng bị bệnh dại, và không phải mọi “chó điên” đều là chó dại. Ngoài ra, thời kỳ ủ bệnh của
bệnh dại rất thay đổi đến nỗi trong một số trường hợp khó mà đánh giá được mối liên hệ giữa vết cắn và
bệnh dại. Phẫu thuật gia người Anh, John Hunter (1728-1793) có báo cáo trường hợp một con chó được
cho là đã cắn 21 người. Những người này đều không được chăm sóc y tế, nhưng chỉ có một người bị
bệnh. Nếu tất cả những người này được điều trị, thì bác sĩ điều trị sẽ nói rằng đã chữa khỏi 20 người. Tuy
nhiên, khó có trường hợp bác sĩ bỏ qua không điều trị, thậm chí trong trường hợp thuốc của họ gây hại
nhiều hơn là lợi. Lấy ví dụ, thầy thuốc nổi danh thời Trung cổ là Arnau de Villanova (khoảng 1235-1311)
tin rằng không được để vết thương do chó dại cắn lành miệng. Phải để vết thương hở miệng ít nhất 40
ngày bằng cách cho đỉa hút máu, giác hút lấy máu và đắp các thứ độc hại lên chỗ chó cắn. Quan điểm lấy
độc trị độc là cơ sở của các bài thuốc có chứa hoặc những thứ sâu nằm dưới lưỡi con chó điên hoặc nằm
trong tim của con chó săn. Theo truyền thống dân gian Anglo-Saxon, ngay cả chó điên cũng có giá trị
làm thuốc. Bột làm từ đầu con chó điên trộn với rượu vang được coi là thuốc để chữa bệnh tràng nhạc
(scrofula)-một dạng lao hạch nằm ở vùng cổ.
Để phân lập virus bệnh dại và điều chế ra vaccine, Pasteur cần phải có một môi trường cấy tác nhân gây
bệnh trong phòng thí nghiệm. Điều rõ ràng là ngày thường khó mà tìm ra được chó dại và để được chúng
hợp tác lại càng khó hơn nữa. Không có ngạc nhiên, khi chẳng có khu dân cư nào lại thích ở gần mấy
chiếc cũi nhốt chó dại, cũng như những bệnh xá điều trị bệnh AIDS trong thập niên 1980 hoặc một bãi
rác chứa chất độc hại. Người ta sử dụng một hệ thống khá tin cậy và tương đối an toàn để lây truyền
bệnh dại, là khoan sọ các động vật thí nghiệm như thỏ và các động vật khác và tiêm chất gây nhiễm vào
não xuyên qua màng cứng. Bệnh dại được truyền từ thỏ sang thỏ sao cho lúc nào cũng có sẵn “virus ổn
định” (fixed virus), với độc lực không đổi và thời gian ủ bệnh rút ngắn. Cuối cùng, Pasteur và các đồng
nghiệp phát hiện rằng khi cho hong khô đoạn tủy sống của con vật bị dại với những khoảng thời gian
tăng dần, thì con virus dại dần dần yếu đi. Để kiểm chứng việc có thể dùng chất hong khô này làm
vaccine ngừa bệnh được hay không, người ta đem tiêm cho chó hàng ngày với hỗn dịch có chứa tủy sống
với độc lực càng ngày càng tăng. Khi hoàn tất quy trình này, lũ chó đề kháng với bệnh dại ngay cả với