đã gây nhiều tác hại nặng nề hơn bất cứ bệnh dịch đáng sợ nhất, trong đó có bệnh đậu mùa và bệnh tả.
Thậm chí vào thế kỷ 17, Richard Morton (1637-1698), tác giả Chuyên luận về bệnh Lao (1694), thấy
rằng khó mà tin được người nào lớn đến tuổi trưởng thành mà chưa bị lao. Từng được coi là “bệnh gây
tử vong hàng đầu trên người,” vào thế kỷ 19 bệnh lao là nguyên nhân của 1 trên 7 trường hợp tử vong.
Tác động đầy tai hại trên xã hội lại càng nhiều hơn nữa bởi vì bệnh lao phần lớn chỉ chọn nạn nhân trong
độ tuổi cống hiến nhiều nhất. Những cái chết bi thảm của nhiều họa sĩ, văn sĩ, nhà soạn nhạc và nhạc sĩ
trẻ tuổi càng củng cố huyền thoại bệnh lao là bệnh của các thiên tài nghệ thuật. Nhiều họa sĩ khỏe mạnh
than phiền rằng quả là phù hợp nếu các thi sĩ mắc bệnh lao và chết trước khi được 30 tuổi. Cuộc đời ngắn
ngủi của John Keats (1795-1821) đã phản ánh cái quan niệm lãng mạn về bệnh lao và cách điều trị sai
lầm lại càng đẩy nhanh cái kết cuộc không thể tránh khỏi. Mặc dù anh và mẹ của nhà thơ đều chết vì
bệnh lao, nhưng bệnh của nhà thơ bị chẩn đoán sai thành “sốt dạ dày” (gastric fever) và Keats phải theo
một chế độ điều trị chỉ đưa đến suy kiệt là trích máu và chế độ ăn theo kiểu nhịn đói. Chẩn đoán xác định
chỉ rõ khi làm giải phẫu bệnh lý, hai lá phổi hầu như bị tiêu hủy hoàn toàn.
Nạn nhân của phần lớn bệnh truyền nhiễm chết hoặc hồi phục thường quá nhanh không kịp cho họ đủ
thời gian nghiền ngẫm như các họa sĩ mắc bệnh lao suy tư về chứng bệnh tiến triển chậm, nhưng không
chữa được. Đối với Franz Kafka (1883-1924), nhà văn người Áo, bệnh lao không phải là bệnh bình
thường, nhưng “chính nó là mầm gieo cái chết”. Theo cách tưởng tượng lãng mạn, những người bị lao bị
ám ảnh bởi một thứ lực luôn thôi thúc họ hướng tới các thành quả nghệ thuật. Tuy nhiên, khi chứng bệnh
này hoành hành trong các khu ổ chuột đô thị và các làng mạc nghèo xơ xác, thì mối liên quan này rõ ràng
chỉ là ngẫu nhiên chứ không phải nhân quả. Có lẽ vì sợ phải chết sớm, lúc nào cũng cảm thấy hâm hấp
sốt, và sử dụng các thứ thuốc an thần dạng thuốc phiện để bớt ho lại càng đẩy mạnh cái ham muốn sáng
tạo của những người mắc bệnh lao vốn là nghệ sĩ và càng làm nổi bật nét quyến rũ của người phụ nữ bị
lao. Chỉ có một “thiên thần bệnh lao” mới phù hợp với hình mẫu nữ tính đầy lý tuởng lãng mạn: trẻ,
xanh xao, gầy, mắt sáng long lanh vì sốt, kín đáo ho có lẫn chút máu vào chiếc khăn tay trước khi qua cái
chết không thể nào tránh được, nhưng thoát nợ đời. Keats từng than thở: “Tuổi trẻ trở nên vàng vọt, gầy
như ma, rồi chết”.
Sau khi Koch phát hiện trực khuẩn lao, tính ủy mị đa cảm sai lệch gắn liền với bệnh lao dần dần nhường
chỗ cho thực tế là bệnh này có liên quan chặt chẽ nhiều với sự nghèo đói và bẩn thỉu hơn là với thiên tài
và nghệ thuật. Càng tệ hơn nữa, như Koch ghi nhận trong những báo cáo đầu tiên về bệnh lao, trực
khuẩn lao rất giống về hình thể, kích thước và đặc tính nhuộm màu với vi sinh vật gây ra bệnh phong.
Nhận định về mặt y học về nguyên nhân và cách xử lý bệnh lao phụ thuộc nhiều vào những đặc điểm địa
dư. Những người bị lao ở phương bắc, khi xuống phương nam dưỡng bệnh, rất ngỡ ngàng khi thấy rằng
mình hoàn toàn không thích hợp với những vùng đầy nắng ấm như Ý và Tây Ban Nha bởi vì người dân ở
đây cho rằng bệnh lao có tính lây nhiễm. Các thầy thuốc vùng Bắc Âu thường tin vào cái tạng (diathesis)
mang tính không lây và di truyền (có nghĩa là người nào dễ mắc bệnh lao vì cơ địa của họ dễ mắc bệnh
này). Cũng thường gặp trường hợp “mắc bệnh cả họ”, đôi khi qua nhiều thế hệ. Hơn thế nữa, có người
không cho rằng bệnh lao lây lan bởi vì tuy số người phơi nhiễm thì đông, nhưng trên thực tế chỉ có một
số người chuyển thành lao mà thôi. Điều này cũng giống như nói rằng đạn không giết người, bởi vì
không phải người lính nào tại trận địa cũng bị chết vì một loạt đạn bắn ra.
Koch không phải là nhà khoa học đầu tiên lập luận bảo vệ “thuyết nhất thể” (unitary theory) đối với bệnh
lao, thậm chí cũng không phải là người đầu tiên chứng minh lao là lây nhiễm. William Budd (1811-