quần áo, tóc và thịt. Tuy nhiên, xương chặn đứng những tia này và để lại hình cái bóng của xương trên
một kính ảnh. Báo cáo sơ bộ của Roentgen cho hội Y khoa Vật lý tại Wurzburg, ‘Bàn về một loại tia
mới’, trong đó có nhiều bức ảnh, kể cả bức ảnh nổi tiếng chụp xương bàn tay của bà vợ Roentgen. Khi
các báo chí phổ thông ấn hành những câu chuyện về tia X, những phát hiện cua Roentgen đã làm cả thế
giới suy đoán về việc sẽ ứng dụng tia này như thế nào trong y học. Năm 1901, Roentgen, lúc này đã có
danh tiếng, được trao tặng giải Nobel về vật lý.
Tia X cung cấp cho các thầy thuốc một công cụ chẩn đoán mới, cũng như một phương tiện để thăm dò
bên trong cơ thể. Cũng giống như kính hiển vi và kính viễn vọng cho phép con người nhìn vào thế giới vi
mô và vĩ mô theo những cách mới, khi làm cho quần áo và xương trở nên hầu như trong suốt, tia X đã
tạo ra một cách nhìn mới vào cơ thể con người. Sau những hồ hởi và sử dụng không đúng chỗ lúc đầu,
các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng nếu bị phơi nhiễm tia X trong một thời gian dài, trước tiên sẽ gây
bỏng cho da, sau đó làm cho mô bị hủy hoại và sinh ra ung thư.
Đến cuối thập niên 1960, các dụng cụ y khoa mới cho phép nhìn thấy được các chi tiết bên trong cơ thể
mà với tia X thường không thể làm được.
Những phương pháp này được gọi là “làn sóng thứ hai của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh” trong đó gồm
có CAT, MRI, siêu âm, nhũ ảnh, và PET. Godfrey Hounsfield (1919-2004), một Kỹ sư điện người Anh
và Allan
Macleod Cormack (1924-1998), một nhà vật lý Nam Phi, chia nhau giải Nobel về Sinh lý-Y học vì
những đóng góp độc lập của họ trong việc phát triển CAT. (Độ sáng của hình ảnh trên máy quét CAT
được đo bằng đơn vị Hounsfield). Tuy hai vị này chưa hề được đào tạo gì về y học hoặc có bằng tiến sĩ,
nhưng theo Ủy ban Nobel, thì công trình cách mạng của họ “đã đẩy y học vào thời đại vũ trụ”.
Kỹ thuật quét CT (CAT) cho phép máy tính phân tích và đưa ra một loạt các hình ảnh cắt ngang khi
chiếu tia X dưới nhiều góc độ khác nhau. Mặc dù máy quét nguyên thủy được thiết kế để chiếu vào đầu,
nhưng sau đó dụng cụ này được sử dụng để thăm khám cho từng cơ quan của cơ thể. Dù giá quá cao,
nhưng đến năm 2000 có khoảng 7.000 máy quét CT được sử dụng tại các bệnh viện ở Mỹ. Kỹ thuật cộng
hưởng từ (MRI) có thể tạo ra những hình ảnh cắt thành lát mỏng của bất cứ bộ phận nào trong cơ thể
dưới bất cứ góc độ nào, sau đó chuyển thành các thông tin y sinh và giải phẫu học của cơ thể. MRI đặc
biệt có giá trị để chẩn đoán những bệnh của não và hệ thần kinh trung ương. Các nhà vật lý và hóa học
bắt đầu sử dụng kỹ thuật cộng hưởng từ từ thập niên 1940, nhưng kỹ thuật này chỉ mới trở thành công cụ
chẩn đoán trong thập niên 1980.
Trong vòng chưa tới 200 năm, các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị đã trở thành các thành phần trung tâm
và cực kỳ tốn kém trong y học. Thành công về mặt kỹ thuật đã khiến người ta dồn dập đưa ra bao nhiêu
kỳ vọng cũng như cật vấn về các mặt lợi và hại thực sự của sự biến đổi này trong nghề y. Sự tin tưởng
vào khả năng chẩn đoán của các dụng cụ y khoa đã làm cho người ta bớt chú ý đến một quy trình mà
những người tiên phong coi như là điều cốt lõi: chỉ có mổ xác mới khẳng định chẩn đoán.
Giải phẫu tử thi trước kia được thực hiện thường xuyên tại đa số các bệnh viện có giường, nhưng kể từ
thập niên 1980, con số những thủ thuật như thế tại Mỹ và nhiều quốc gia khác đã giảm mạnh. Trước năm
1970, Ủy ban liên hiệp các tổ chức thẩm định dịch vụ y tế (Joint Commission on Accreditation of
Healthcare Organizations) đề nghị phải làm giải phẫu tử thi cho ít nhất 20% các ca tử vong tại bệnh viện,