Trong quyển Bàn về Thính chẩn gián tiếp (1819), Laënnec mô tả những khó khăn mà mình gặp phải khi
khám cho một phụ nữ trẻ có các dấu hiệu bệnh tim. Gõ nhẹ bằng tay có mang găng không phát hiện được
điều gì về tình trạng bên trong lồng ngực của người bệnh bởi vì thành ngực của cô ta khá dày. Sau khi
cân nhắc không thể áp tai sát ngực bệnh nhân, trong đầu Laënnec lóe ra một ý tưởng, ông lấy một tờ giấy
cuộn lại thành một chiếc ống hình trụ và đem áp một đầu ống lên ngực bệnh nhân còn đầu kia thì đặt áp
vào tai của mình, Laënnec có thể nghe tiếng đập của tim rõ hơn nhiều. Sau nhiều cải tiến, chiếc ống nghe
của Laënnec cho phép nghe được nhiều âm thanh và chuyển động bên trong lồng ngực. Qua những thay
đổi về vật liệu và hình dáng, và việc chuyển âm thanh tới cả hai tai, các bác sĩ cố gắng cải tiến chiếc ống
nghe. Từ thập niên 1920 đến nay, dụng cụ này hầu như không thay đổi mấy về hình dáng. Chiếc ống
nghe cổ điển được xếp vào hàng “dụng cụ phân loại bệnh” giúp phát hiện các âm thanh khả nghi để từ đó
làm thêm các xét nghiệm tinh vi và đắt tiền hơn chẳng hạn như điện tâm đồ.
Laënnec cũng báo trước cho các bác sĩ là đừng nên bỏ qua các phương pháp của Laënnec khi sử dụng
chiếc ống nghe, bởi vì họ có thể sử dụng càng nhiều phương tiện chẩn đoán càng tốt. Điều quan trọng
hơn nữa là phải thực hành nhiều thì mới sử dụng hiệu quả dụng cụ này. Để học kỹ thuật nghe, người thầy
thuốc trẻ nên làm việc tại một bệnh viện để có thể tiếp cận với nhiều loại bệnh nhân và được các bậc thầy
dạy dỗ. Hơn thế nữa, cần phải thực hành mổ nhiều xác để xác định chẩn đoán có đúng hay không. Giống
như nhiều đồng nghiệp khác, Laënnec cũng mắc bệnh lao, chứng bệnh này cũng được ông nghiên cứu
khá lâu. Nước Pháp, nơi đã đóng góp khá nhiều cho công cuộc nghiên cứu bệnh lao, lại là nước có tỷ lệ
tử vong lao cao nhất tại khu vực Tây Âu tận đến thế kỷ 20, có lẽ chủ yếu là do người dân vẫn còn mãi tin
rằng di truyền đóng vai trò quan trọng hơn tác nhân lây nhiễm và cũng do sự xao nhãng các biện pháp y
tế công cộng.
John Forbes (1787-1861), người dịch một số đoạn trong chuyên luận dày 900 trang của Laënnec về thính
chẩn và bệnh của lồng ngực sang tiếng Anh, ghi nhận rằng chiếc ống nghe này có giá trị cực kỳ to lớn,
nhưng ông nghi ngờ không biết các thầy thuốc người Anh có bao giờ dùng đến cách nghe gián tiếp, bởi
vì nó cần quá nhiều thời gian và lắm rắc rối. Phản đối thành thực nhất của ông là dụng cụ này hoàn toàn
xa lạ và không phù hợp với các truyền thống của người Anh. Có lẽ chỉ nên dùng trong quân đội và hải
quân và trong bệnh viện, nhưng không nên dùng cho bệnh nhân riêng. Giống như nhiều đồng nghiệp
khác, Forbes thấy có vẻ lố bịch cho một vị thầy thuốc đạo mạo dùng một cái ống dài để nghe ngực cho
bệnh nhân. Nói cách khác, các thứ dụng cụ chỉ phù hợp với đám phẫu thuật viên và những người lao
động chân tay, chứ không phải các thói quen đầy vẻ triết học của các thầy thuốc người Anh. Nhiều bác sĩ
tin rằng những ưu điểm của các dụng cụ hỗ trợ khách quan trong việc chẩn đoán không nhiều và không
chắc chắn so với mối đe dọa là các dụng cụ này sẽ phá vỡ mối gắn kết giả định giữa thầy thuốc và bệnh
nhân.
Rõ ràng bác sĩ Forbes là một tiên tri quá tồi. Chiếc ống nghe đã nhanh chóng trở thành một biểu tượng
của ngành y và là một phần không thể thiếu được trong túi đồ nghề của bác sĩ. Ít có bác sĩ nào sánh kịp
kỹ năng ngoại hạng của Laënnec trong thính chẩn, nhưng nhiều người biết được cách sử dụng công cụ
này để nắm bắt các thông tin khách quan về tình trạng bệnh của bệnh nhân và phân biệt được những sự
khác biệt giữa các bệnh như bệnh lao với tràn dịch màng phổi. Chiếc ống nghe đã giúp cho thầy thuốc
“giải phẫu hóa” cơ thể sống, nhưng chỉ tại phòng mổ xác thì mới xác định được chẩn đoán. Ngay cả một
bệnh nhân vị tha đến mấy đi nữa cũng không thể nào có cảm tình với một ông thầy thuốc cho rằng chỉ