Những người đi theo nền “y học bệnh viện” của nửa đầu thế kỷ 19 thường cho mình là môn đồ của
Hippocrates, do họ nhấn mạnh vào sự quan sát lâm sàng, nhưng hoàn cảnh nơi họ làm việc cũng như các
phương pháp của họ rất khác biệt với những thứ của các bậc thầy thời cổ đại. Các nhà lãnh đạo cuộc
Cách mạng Pháp đã tưởng tượng đến một thời đại trong đó bệnh viện, trường y và bác sĩ đều biến mất.
Nhưng ngược lại, bệnh viện, trường y và tiêu chuẩn nghề nghiệp mới xuất hiện như là hậu quả của Cách
mạng. Tại các bệnh viện lớn ở Paris, các thầy thuốc lâm sàng khám hàng ngàn ca bệnh và thực hiện hàng
trăm ca mổ xác. Các sinh viên Mỹ lũ lượt kéo tới các bệnh viện lớn của Pháp để bổ sung vốn kiến thức
hạn chế của họ và cũng để cọ xát kinh nghiệm lâm sàng. Là học trò của các thầy Pháp, họ dịch các tài
liệu của thầy sang tiếng Anh. Trong phần dẫn nhập các công trình này họ thường để lộ chút ít ganh tị là
chỉ ở châu Âu mới có nhiều cơ hội quan sát bệnh tật. Đến khoảng cuối thế kỷ 19, nhiều trường y và bệnh
viện tại Đức và Anh đã thay thế các đồng nghiệp Pháp trong vai trò các trung tâm nghiên cứu lâm sàng
và nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
Quy mô lớn của nền y học bệnh viện thế kỷ 19 đã cung cấp “nguyên liệu lâm sàng” cho các phương pháp
tích cực và mang lại nhiều thông tin hơn trong khám và chẩn đoán lâm sàng, đánh giá thống kê của nhiều
cách điều trị khác nhau (đôi khi được gọi là phương pháp số học của Pierre Charles Alexandre Louis,
1787-1872), và khẳng định những tương quan giữa triệu chứng, thương tổn và cách thức điều trị qua các
nghiên cứu tiến hành tại phòng giải phẫu tử thi. Mặc dù thính chẩn trực tiếp và gõ ngực trở thành các
công cụ hỗ trợ có giá trị cho việc chẩn đoán và nghiên cứu cái mà Corvisat gọi là “nội khoa”, nhưng
nhiều thầy thuốc vẫn còn miễn cưỡng khi áp dụng những phương pháp này. Do thời ấy nhiều bệnh nhân
mang quá nhiều rận và bọ chét, và kém chú