LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 433

trong y học. Từ thời của Hippocrates đến tận thế kỷ 19, người thầy thuốc điển hình chủ yếu trông cậy
vào các thông tin chủ quan, chẳng hạn như báo cáo của chính bệnh nhân về diễn biến của bệnh và những
nhận xét của thầy thuốc về các dấu hiệu và triệu chứng đáng chú ý. Dấu hiệu và triệu chứng nào đáng
chú ý lại phụ thuộc vào triết lý y học thịnh hành, kết hợp với kinh nghiệm của từng thầy thuốc. Nhìn
chung, rất hiếm hoi thực hiện khám lâm sàng tức là sờ vào người bệnh, trừ một số trường hợp muốn chú
ý đến tính chất của mạch. Trong những tình huống trên, thầy thuốc có thể chẩn đoán và kê đơn theo kiểu
thư tín mà thậm chí không cần thấy mặt bệnh nhân. Thật vậy, phí tư vấn người bệnh qua thư thường cao
hơn phí khám tại phòng mạch.

Trong thế kỷ 19, ngay cả người thấy thuốc điển hình cũng được khuyến khích đi theo con đường do các
nhà lâm sàng vĩ đại và các nhà giải phẫu bệnh học của thế kỷ trước vạch ra là để thu lượm các thông tin
khách quan liên quan đến các dấu hiệu và triệu chứng thì thầy thuốc phải trực tiếp khám lâm sàng. Năm
1761, năm mà Giovanni Battista Morgagni (1682-1771) công bố công trình đồ sộ 5 quyển Vị trí và
Nguyên nhân của Bệnh tậ
t, thì Leopold Auenbrugger (1722-1809) tại Vienna ấn hành một công trình
bước ngoặt trong lịch sử y học nhan đề Những phát hiện mới (Inventum Novum). Trong một tài liệu
chưa đầy 200 trang, Auenbrugger trình bày một phương pháp chẩn đoán mới gọi là “khám bệnh bằng
cách gõ vào lồng ngực”. Với phương pháp này, thầy thuốc có thể hiểu được tình trạng bên trong của lồng
ngực bằng cách xem xét cẩn thận những âm thanh khi gõ hoặc đập vào ngực bệnh nhân. Dĩ nhiên cần có
nhiều kinh nghiệm trước khi một bác sĩ biết cách phân biệt những âm thanh của một lồng ngực bình
thường và những âm thanh tiết lộ các dấu hiệu có ngay từ đầu của bệnh lao hoặc viêm phổi của một
“lồng ngực bị bệnh”.

Auenbrugger, người được coi là một nhạc sĩ nghiệp dư có tài và là một nhà soạn nhạc, dường như có một
đôi tai sành sõi hơn đa số các thầy thuốc khác. Phương pháp gõ ngực, cũng giống như cách gõ vào một
thùng rượu hoặc thùng bia để xem có bên trong hoặc rỗng hoặc đầy một phần, là dựa vào những khác
biệt của âm thanh truyền qua không khí và nước. Do ông bố là chủ quán rượu, cho nên chắc hẳn
Auenbrugger khá quen thuộc với hiện tượng này. Mặc dù Auenbrugger cho rằng phương pháp của mình
mang tính cách mạng, nhưng một số thầy thuốc không thấy có gì khác biệt mấy giữa cách gõ ngực với
các phương pháp chẩn đoán khác như thính chẩn (nghe) đã có từ thời Hippocrates, tức là lắc bệnh nhân
và lắng nghe tiếng kêu lọc xọc của dịch nằm trong lồng ngực, hoặc thầy thuốc áp tai vào ngực người
bệnh. Thật vậy, ông thầy của Auenbrugger, đã sử dụng cách gõ vào bụng của bệnh nhân trong những
trường hợp cổ trướng (dịch tích tụ trong khoang phúc mạc).

Chẳng có mấy thầy thuốc chú ý đến công trình của Auenbrugger cho đến khi Jean-Nicolas Corvisart
(1755-1821) công bố bản dịch và chú giải công trình này năm 1808. Vào thời điểm này, nhờ công trình
của cái gọi là trường phái Paris về giải phẫu bệnh học, học thuyết thể dịch đã bị quan niệm về giải phẫu
học bệnh lý của từng bộ phận lấn át về cơ bản. Các học trò của Corvisat, nhất là René Théophile
Hyacinthe Laënnec (17811826), đã nêu giá trị của cách thính chẩn trực tiếp (sát trên cơ thể bệnh nhân)
và gián tiếp (qua trung gian của một dụng cụ) và làm thay đổi nghệ thuật và khoa học của việc khám lâm
sàng. Khi làm việc tại bệnh viện Necker và La Charité, Laënnec đã đi theo các mục tiêu và phương pháp
của trường phái Paris về y học bệnh viện. Về sau, phát minh ra ống nghe đã đưa ông trở thành hình
tượng nổi danh nhất của trường phái này và là một biểu tượng của nền khoa học nước Pháp, nhưng trong
cuộc đời tương đối ngắn ngủi của mình, ông bị các đồng nghiệp hững hờ và không mấy thân thiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.