từ cây cỏ, Ehrlich biết cách làm tăng độ mạnh kháng độc tố và đo lường chính xác hoạt tính của các
kháng huyết thanh. Qua việc sản xuất các huyết thanh có hoạt tính cao được định chuẩn, Ehrlich đã đưa
huyết thanh liệu pháp trở thành hiện thực. Behring và Ehrlich lập một phòng thí nghiệm tại Berlin để lấy
huyết thanh từ cừu và ngựa.
Năm 1892, Berhing, Ehrlich, và Hoechst đạt được một thỏa thuận để sản xuất kháng độc tố bạch hầu.
Hai năm sau huyết thanh dành cho điều trị mới được sản xuất và đưa ra tiếp thị. Theo thỏa thuận ban
đầu, Behring và Ehrlich sẽ chia phần lợi nhuận từ kháng độc tố bạch hầu, nhưng Behring thuyết phục
Ehrlich từ bỏ phần lợi nhuận bằng cách hứa sẽ giúp ông này thành lập một viện nghiên cứu riêng. Vì
những lý do chưa rõ, Behring không thực hiện phần của mình trong thỏa thuận. Tuy nhiên, ông vẫn giữ
phần lợi nhuận lớn và trở nên rất giàu có. Tình trạng miễn dịch mà huyết thanh điều trị của Behring tạo
ra, chỉ là miễn dịch thụ động, cho nên thời gian tồn tại rất ngắn. Năm 1901, Behring bắt đầu thí nghiệm
các canh cấy làm suy yếu trực khuẩn bạch hầu để tìm cách tạo ra miễn dịch chủ động. Năm 1913,
Behring mô tả cho công chúng biết là tác nhân bảo vệ khỏi bệnh bạch hầu của ông, được gọi là “Độc tố-
Kháng độc tố” bởi vì đây là một hỗn dịch chứa độc tố bạch hầu và huyết thanh điều trị antitoxin.
Mối quan hệ giữa Ehrlich và Behring trở nên xấu đi nhanh chóng khi Behring trở nên giàu có hơn và
ngạo mạn hơn. Có lẽ Ehrlich cũng cảm thấy an ủi phần nào là sau khi thôi không còn hợp tác, tất cả các
dự án khoa học của Behring đều thất bại. Sự thất bại hoàn toàn của Koch đối với tuberculin đã thúc đẩy
Behring tìm kiếm một tác nhân điều trị hiệu quả, nhưng rốt cuộc ông cũng không thành công. Thay vào
đó, ông này thử tìm cách phát triển một thứ tiêm chủng phòng ngừa. Cho rằng trực khuẩn lao được lây
truyền cho trẻ em chủ yếu qua sữa, Behring thử tiêu diệt nguồn lây nhiễm này bằng cách dùng
formaldehyd xử lý sữa. Thậm chí trẻ em hoặc bê con có bị buộc phải uống sữa qua xử lý formaldehyd đi
nữa, thì phần lớn các trường hợp nhiễm lao đều qua đường hô hấp. Những cố gắng của Behring để đưa
trực khuẩn lao bị làm yếu làm tác nhân gây miễn dịch đều thất bại.
Nhìn chung, bạch hầu chỉ là một bệnh nhỏ khi so với bệnh lao, nhưng nếu tuberculin là một nỗi thất
vọng cay đắng thì liệu pháp huyết thanh lại được chào đón như một đóng góp to lớn cho y học. Giải
Nobel đầu tiên về Sinh lý hoặc Y học được trao năm 1901 đã vinh danh Behring người đã tạo ra “một vũ
khí mang chiến thắng chống lại bệnh tật và cái chết”. Bằng cách tạo ra khả năng dẫn dụ tính miễn dịch
chủ động và thụ động bảo vệ tính mạng, dường như huyết thanh liệu pháp là câu trả lời cuối cùng cho
mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm, sự hồ hởi được dấy lên nhờ sự
thành công của kháng độc tố bạch hầu lại bị thay thế bằng một sự thất vọng sâu sắc và mở đầu cho một
thời kỳ gọi là “Thời Trung cổ của ngành Miễn dịch học”. Dù kháng độc tố đạt những thành công, nhưng
một số bệnh nhân lại bị các tác dụng phụ nghiêm trọng và một số tử vong. Điều trị thành công nhất nếu
tiến hành vào giai đoạn sớm của bệnh, nhưng các bác sĩ chỉ chỉ định kháng độc tố khi nào bệnh rõ ràng
đe dọa mạng sống bệnh nhân. Các chương trình phòng chống bị trở ngại khi người ta phát hiện rằng
nhiều cá thể là người lành mang trùng.
Đến cuối thế kỷ 20, các kỹ sư di truyền lợi dụng những tính chất “được thiết kế tự nhiên” của nhiều loại
độc tố vi khuẩn với mục đích tạo ra các phân tử lai trong đó người ta gắn kết độc tố với các kháng thể
chuyên biệt. Lấy ví dụ, độc tố bạch hầu, bản chất là một protein được thiết kế tự nhiên để có thể chui qua
được màng tế bào, nhưng đó chỉ là một trong nhiều độc tố vi trùng có chỗ đứng trong nghiên cứu y sinh
và thực hành y học. Việc sử dụng độc tố botulinum cho các mục tiêu thẩm mỹ, có lẽ, là một trong nhiều
thí dụ được biết nhiều nhất. Trước đây, người ta sợ độc tố của Clostridium botu linum làm cho cơ thể tê