LỊCH SỬ Y HỌC - Trang 442

liệt sau khi ăn phải đồ hộp bảo quản không đúng cách. Cũng giống các nhà giả kim bắt đầu tìm những
tác dụng thần dược từ các độc tố, các kỹ sư di truyền quay sang các độc tố vi trùng để tìm những phân tử
thích hợp cho những thay đổi phù hợp (appropriate modifications). Những độc tố miễn dịch mới như thế
được coi là các “mũi tên có tẩm thuốc độc” hoặc “những quả bom thông minh”, có khả năng phóng thích
nhiều hỏa lực, ít nhất về mặt lý thuyết, hơn là các “viên đạn làm phép” được tổng hợp đầu tiên trong
phòng thí nghiệm của Paul Ehrlich, người sáng lập ra ngành hóa trị.

Từ khi phát hiện ra huyết thanh liệu pháp, bệnh bạch hầu trở thành bệnh được nghiên cứu nhiều nhất

trong số những bệnh có thời phổ biến ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong/ca bệnh ít khi vượt quá 10% nhưng đôi khi,
có những trận dịch bất thường gây tử vong rất cao cho các nạn nhân trẻ em. Do miễn dịch chỉ hình thành
khi có kháng thể chống lại chính độc tố, cho nên các nhà nghiên cứu có thể tập trung vào độc tố thay vì
vào vi trùng. Năm 1928, Gaston Leon Ramon (1886-1963) phát hiện rằng khi được xử lý bằng
formaldehyde, độc tố bạch hầu sẽ giảm độc tính nhưng vẫn giữ được tính sinh miễn dịch và tính chuyên
biệt về mặt huyết thanh học. Độc tố được làm giảm độc được gọi là “toxoid”. Những định đề cho rằng
dưới ánh mặt trời không có gì là mới có thể tìm được bằng chứng trong các báo cáo về một số “phù
thủy” tại vùng Trung Phi cho các vị khách người châu Âu biết rằng họ có thể cứu được người bị rắn cắn
khi cho uống một liều thuốc nước có ngâm đầu con rắn và trứng kiến. Các thầy thuốc dân gian tại nhiều
nơi khác trên thế giới cũng áp dụng các phương pháp tương tự. Khi lợi dụng tính chất một số loài kiến có
chứa acid formic, các thầy thuốc bán khai kia đã thực hiện một quy trình hóa học làm giảm độc cho độc
tố và nọc độc. Các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt đã thanh toán gần như xong mối đe dọa bạch hầu tại
các nước công nghiệp giàu có. Bệnh bạch hầu vẫn là bệnh truyền nhiễm duy nhất có nguồn gốc vi trùng
đã được xử lý thành công bằng biện pháp tiêm chủng dự phòng. Rủi thay, một thế hệ chưa quen với mối
đe dọa do bệnh bạch hầu gây ra trước kia thì nay lại không thể hiểu được những mối nguy hiểm khi
“miễn dịch bầy đàn” bị phá vỡ.

THUỐC KHÁNG SINH VÀ MIỄN DỊCH HỌC

Trong suốt sự nghiệp của mình, Paul Ehrlich (1854-1915) đã cố gắng tìm hiểu các cơ chế phòng vệ của
cơ thể về mặt miễn dịch và đưa ra những hệ thống trị liệu dựa vào thực nghiệm để làm tăng những cơ
chế này. Giống như Pasteur, những mối quan tâm lý thuyết của ông đều gắn kết chặt chẽ với các vấn đề
thực tế. Mối tương tác giữa thực tế và lý thuyết đã đem lại những đóng góp quan trọng cho các ngành
miễn dịch học, độc chất học, dược lý học và điều trị học. Các thành tựu của Erhlich gồm có sự phát triển
salvarsan và các thứ thuốc khác, việc làm rõ sự khác biệt giữa miễn dịch chủ động và thụ động, và một
mô hình quan niệm về sự sản xuất kháng thể và sự nhận diện kháng thể-kháng nguyên. Salvarsan, hóa
chất đầu tiên được đem ra điều trị vi sinh vật gây bệnh giang mai, là một bằng chứng hùng hồn chứng
minh ý kiến của Erhlich là có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm qua việc nghiên cứu có hệ thống để
tìm những thứ thuốc diệt được vi sinh vật mà không làm tổn hại đến ký chủ. Những thứ thuốc này được
gọi là “viên đạn thần kỳ”.

Luận án tiến sĩ của Erhlich ‘Góp phần nghiên cứu Lý thuyết và thực hành việc nhuộm mô tế bào’, dường
như chứa phần tinh túy nhất của sự nghiệp đời ông: quan niệm cho rằng các hóa chất chuyên biệt có thể
tương tác với các mô, tế bào và các thành phần dưới mức tế bào hoặc các tác nhân vi sinh vật riêng biệt.
Năm 1878, sau khi học tại các đại học Breslau, Strasbourg và Leipzig, Ehrlich tốt nghiệp và trở thành
bác sĩ y khoa. Với tư cách trợ lý cho Friedrich Frerichs tại Bệnh viện Berlin, Ehrlich được phép tiếp tục

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.