Hôm đó là ngày thứ tư sau tiệc cưới của Kiều Uyển Vãn và Tiêu Tử
Khâm. Nghe nói Tô Tiểu Dung bị trọng thương, Kiều Uyển Vãn và Tiêu
Tử Khâm cũng tới thăm. Chẳng biết tại sao sắc mặt đôi phu thê mới cưới
hơi tái, không có vẻ gì là hoan hỉ mà rất căng thẳng, sau khi mang đến
nhiều thứ thuốc quý lập tức đi ngay, dường như tâm trạng rất nặng nề.
Phương Đa Bệnh cảm thấy có gì đó rất lạ. Phòng bên trái thì Quan Hà
Mộng đang tiều tụy vì vừa lo lắng cho thương thế của nghĩa muội, vừa
phẫn uất trong lòng; phòng bên phải thì Lý Liên Hoa nói cảm thấy khó ở,
cả ngày trốn trong phòng ngủ suốt mấy hôm. Y nhàn rỗi đến buồn chán,
đành phải sang phòng Dương Thùy Hồng chơi. Vốn Phương Đa Bệnh
muốn tìm người chơi bài, Dương Thùy Hồng lại nói muốn làm thơ liên
cú
(*)
, Phương Đa Bệnh im lặng một lúc lâu, mới miễn cưỡng đáp:
- Được!
Lúc này y ngáp lên ngáp xuống, cùng hai vị đại hiệp văn võ toàn tài
làm thơ liên cú, hết “Nhất đóa hoa khai, khai hoàn hựu yếu khai”
(**)
,
tới “Noãn ngọc ôn hương bão mãn hoài, tiêu hồn ám giải khinh la sam”
(***)
, rồi “Hồng nhan vị lão ân tiên đoạn, tòng tử Tiêu lang thị lộ nhân”
(****)
. Những lời thơ tuyệt diệu xuất hiên tầng tầng lớp lớp cho đến lúc
y choáng váng mặt mày, thầm kêu “cứu mạng”, hai người kia vẫn tràn
đầy thi hứng, câu hay này nối câu hay khác như thể cả đời chưa từng làm
thơ. Cứ thế đến ngày thứ ba, cố gắng chịu đựng đến giờ Dậu, Phương Đa
Bệnh chắp tay.
- Ta đói bụng rồi.
(*) Một trong những hình thức làm thơ thời xưa, gồm hai hay nhiều người, mỗi người
làm một câu rồi ghét thành bài thơ.
(**) Một đóa mai nở, nở rồi lại nở.
(***) Ôm nàng vào lòng, thơm tho, mềm mại không muốn rời; tay lần cởi làn áo
mỏng, ôi thật mê hồn.
(****) Người con gái đẹp còn chưa luống tuổi, mà ái ân đã đứt đoạn, từ ấy Tiêu lang
thành kẻ qua đường. Câu “Hồng nhan vi lão ân tiên đoạn” trích trong bài “Hậu cung từ”
của Bạch Cư Dị, câu “tòng thử Tiêu lang thị lộ nhân” trích trong bài “Tặng tỳ” của Thôi
Dao
Nói xong, y đi thẳng ra cửa, mặc kệ mấy người kia chèo kéo thế nào cũng nhất định
không quay lại.
Sau đại hôn của Tiêu Tử Khâm và Kiều Uyển Vãn, không ít người
vẫn còn ở lại Biển Châu, như Dương Thùy Hồng, Lương Tống. Thứ nhất