LIÊN THÀNH QUYẾT - HÀN GIANG NHẠN - Trang 37

– Kiếm pháp của ngươi tên gọi “Đường Thi kiếm pháp”. Vì thế mỗi chiêu
đều biến hóa ở một câu thơ Đường...
Địch Vân hỏi:
– Sao lại “Đường Thi kiếm pháp”? Gia sư kêu bằng “Thảng Thi kiếm
pháp” tức là phóng kiếm ra khiến địch nhân biến thành xác chết ngay đứ
đừ.
Lão cái không nhịn được bật cười hô hố đáp:
– Đường thi chứ không phải Thảng thi đâu. Đó là sư phụ ngươi đọc trật đi.
Tỷ như hai chiêu “Cô hồn hải thượng thi”, “Trì hoàng bất cảm cố” là nói về
con chim hồng một mình lẻ loi từ mặt biển bay về, nó thấy những vũng ao
nhỏ trên đất liền không thèm đậu xuống để nghỉ ngơi. Hai câu thơ này của
quan tể tướng Trương Cửu Linh đời nhà Đường làm ra. Trương tể tướng tự
coi mình thân phận thanh cao, không muốn tranh quyền đoạt lợi với ai. Câu
này áp dụng vào kiếm pháp ngụ ý trong nháy mắt cũng lộ ra thái độ khoan
thai. Ba chữ “Bất cảm cố” ở đây có nghĩa là không thèm để mắt đến. Vậy
mà sư phụ ngươi đọc câu “Cô hồng hải thượng lai”, “Trì hoàng bất cảm cố”
thành “Ca ông hám thượng lai”, “Thị hành bất cảm quá” rồi đi đến kết quả
câu trước biến thành tiếng hô hoán, và câu sau lại có ý úy thủ úy vỹ. Thế thì
bản ý của kiếm pháp loãng hết rồi còn gì nữa.
Địch Vân thộn mặt ra mà nghe lão nhai văn nhấm chữ, tuy không hiểu
được mấy nhưng cũng biết lão nói hợp lý. Có điều chàng nhất tâm kính ái
sư phụ mà nay lão cái chỉ trích sư phụ chẳng còn đáng gì nữa, nên trong
lòng rất khó chịu.
Bỗng chàng đứng phắt dậy nói:
– Tiểu tử đi ngủ thôi, không học kiếm nữa!
Lão cái lấy làm kỳ hỏi:
– Ngươi bảo sao? Ta nói không đúng ư?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.