vào sau lưng Ngôn Đạt Bình.
Ngôn Đạt Bình xoay kiếm lại gạt, tiện đà đâm tới.
Tôn Quân rú lên một tiếng:
– Úi chao!
Hổ khẩu gã bị thương, thanh trường kiếm tuột khỏi tay rớt xuống đất đánh
“Keng” một tiếng.
Giữa lúc ấy, Vạn Chấn Sơn thừa cơ quét một kiếm rạch thành đường dài
vào cánh tay mặt Ngôn Đạt Bình.
Ngôn Đạt Bình nhịn đau đưa kiếm qua tay trái, nhưng tay trái sử kiếm
không quen, mà tay mặt bị thương khá nặng, máu tươi chảy ra ướt đẫm nửa
người.
Đánh bảy, tám chiêu nữa, lão lại trúng kiếm vào vai bên trái.
Bọn hương dân thấy tình trạng này đều sợ tái mặt chỉ muốn trốn ra mà
không ai dám nhúc nhích.
Vạn Chấn Sơn quyết tâm hạ sát cho bằng được sư đệ, lão đưa ra những
kiếm chiêu càng ác liệt.
Sột một tiếng! Ngôn Đạt Bình lại trúng kiếm nơi trước ngực.
Xem chừng chỉ mấy chiêu nữa là Ngôn Đạt Bình phải chết về tay sư huynh,
nhưng lão chỉ nghiến răng, nhịn đau tắm máu gắng gượng chiến đấu, không
nửa lời van xin, lão đã học nghệ với vị sư huynh này mười mấy năm sau
khi rời khỏi sư môn lại tranh đấu hoặc ra mặt hoặc ngấm ngầm mười mấy
năm nữa nên hiểu rõ tâm can rồi. Lão có đưa lời năn nỉ cũng chỉ rước lấy
cái nhục nhã vào mình chứ chẳng ích gì.
Địch Vân tự nhủ:
– Năm trước lúc ta đến nhà Vạn sư bá ở Kinh Châu, Ngôn sư bá đã liệng
bát cơn giúp ta đánh lui tên đại đao Lữ Thông, lại dạy ba chiêu kiếm pháp
để khỏi bị bọn đệ tử Vạn môn khinh khi, tuy bá bá co chỗ dụng tâm, nhưng
ta đã chịu ơn huệ của bá bá thì chẳng thể để bá bá chết uổng được.
Chàng liền giả vờ run bần bật không ngớt, tay cầm xẻng xúc đầy đất vào.
Bỗng thấy Vạn Chấn Sơn lại phóng kiếm đâm vào bụng dưới Ngôn Đạt
Bình.
Ngôn Đạt Bình người lảo đảo không né tránh được, Địch Vân tay cầm xẻng