Trịnh hay vậy, bỏ nhà theo Sư Tương
du học. Trong ba năm ông ta bấm
dây đàn mà không thành khúc.
Sư Tương bảo:
- Anh nên về đi!
Sư Văn đặt cây đàn xuống, thở dài đáp:
- Văn tôi không phải là không gảy được đàn, không chơi thành khúc được;
ý chí của tôi không phải ở chỗ bấm dây cho thành tiếng hay. Nhưng trong
lòng tôi có điều nghĩ chưa ra thì ứng vào cây đàn ở ngoài sao được? Cho
nên tôi không dám động ngón tay cho dây đàn rung lên. Xin đợi ít lâu, sẽ
thấy tôi đạt được gì không.
Ít lâu sau, Sư Văn trở lại thăm Sư Tương, Sư Tương hỏi:
- Thuật gảy đàn ra sao rồi?
Đáp:
- Tôi đã đạt được rồi, xin cho tôi thử.
Thế là, lúc đó đương mùa xuân, Sư Văn gảy dây thương
, để gợi nam lữ
tức thì gió mát nổi lên, cây cối kết trái, thời tiết vào thu. Sư Văn lại
gảy dây dốc, để kích động giáp chung tức thì một luồng ấm áp chậm chậm
toả ra, cây cối đều nở hoa. Đương mùa hè, Sư Văn gảy dây vũ, để gợi
hoàng chung thì sương tuyết đều rơi, sông hồ đóng băng, thời tiết vào đông.
Lại gảy dây chuỷ để kích động nhuy tân, tức thì ánh sáng mặt trời hừng hực
làm tan hết băng giá. Cuối cùng, gảy dây cung hoà điệu với bốn dây kia, thì
gió lành phe phẩy, mây đẹp trôi qua, sương ngọt (cam lộ) trút xuống, suối
thơm phun ra.