TweetGiving nhanh chóng xuất hiện và trở thành một trong những
chương trình gây quỹ trên mạng xã hội thành công đầu tiên. Trong khoảng
thời gian 48 tiếng vào năm 2009, hàng nghìn người đã biết đến câu chuyện
của Mama Lucy và chia sẻ những câu chuyện của riêng mình về lòng biết
ơn thông qua những dòng tweet, tin nhắn trên Facebook, blog và video.
Những người tham gia bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình và bạn bè, đồng
nghiệp và nhân viên, giáo viên và học sinh cũng như tất cả những người
quan trọng đối với họ. Thật tuyệt vời khi nhìn thấy nhiều người đến vậy
chia sẻ những câu chuyện bằng những dòng tweet chỉ có 140 ký tự như:
“Cảm ơn vì tất cả những gì mẹ đã làm cho con và dành cho con. Hãy yên
nghỉ, người mẹ tuyệt vời nhất của con. #tweetgiving.”
Hàng trăm người cũng ủng hộ từ 1 đến 100 đô-la cho một tổ chức mà,
cho đến trước tuần đó, không ai trong số họ từng nghe tới. Chỉ trong vòng
48 giờ, TweetGiving đã nhận được hơn 11.000 đô-la ủng hộ trực tuyến. Đối
với một tổ chức chưa từng có tiền lệ gây quỹ từ thiện, với những nền tảng
các mối quan hệ, khách hàng tiềm năng và với một chương trình mà từ khi
bắt đầu cho đến khi kết thúc chỉ vỏn vẹn bảy ngày, đó quả thực là một
thành quả phi thường.
TweetGiving 2009 đã nhận được 35.000 đô-la chỉ trong 48 giờ, và sự
kiện năm 2010 thậm chí còn nhận được nhiều tiền ủng hộ hơn. Thành công
lớn của dự án đã chứng minh được sức mạnh khổng lồ của truyền thông xã
hội trong việc lan truyền ngôn từ một cách nhanh chóng, nhưng nó cũng thể
hiện một sức mạnh không thể chối cãi của việc sử dụng truyền thông xã hội
để truyền cảm hứng cho mọi người chia sẻ những câu chuyện của riêng
mình.
KHÔNG CÓ GÌ MỚI VỀ SỨC MẠNH
CỦA KHẢ NĂNG TRUYỀN CẢM