trong các cộng đồng và đang thực hiện những công việc tốt đẹp nhưng
không có những nguồn lực nên phải xin trợ cấp.
Chương trình này là một thành công lớn, tập hợp được hàng triệu người
ủng hộ trên Facebook và tạo ra được hàng trăm nghìn cuộc hội thoại về
Chase. Từ chương trình này, nhiều thương hiệu lớn khác cũng làm theo với
các chương trình ủng hộ từ thiện để xây dựng những câu chuyện tạo tiếng
vang mang tính xã hội. Đó là cách an toàn cho các thương hiệu bởi lẽ nó
tạo ra những câu chuyện tích cực và có giá trị để nói đến với rất ít thậm chí
không chút rủi ro nào. Tuy nhiên, nó có thể có những ảnh hưởng dài lâu
hơn, khi cuộc nói chuyện không tập trung vào những trải nghiệm của khách
hàng với công ty. Nói cách khác, ngân hàng đang cho đi hàng triệu đô-la
trên Facebook mà không giải quyết được các vấn đề như chi phí thừa, trách
nhiệm nghèo nàn và dịch vụ khách hàng tồi tệ.
DÙ QUY MÔ CÔNG TY BẠN NHƯ
THẾ NÀO, BẠN ĐỀU CÓ CHUYỆN
ĐỂ KỂ
Bất kể quy mô của công ty bạn lớn hay nhỏ, mới hay cũ, đã tạo dựng
được danh tiếng hay chưa được biết đến, sử dụng những câu chuyện trên
mạng xã hội sẽ thu hút được sự chú ý của dư luận đối với tổ chức của bạn.
Ngay cả về bản chất, thương hiệu của bạn đang kể những câu chuyện giống
nhau hết năm này qua năm khác, đưa câu chuyện này lên mạng và vào
những cuộc hội thoại trên mạng xã hội để thổi hơi thở cuộc sống mới cho
chúng. Nếu thương hiệu của bạn là một thương hiệu mới, hãy tạo nên một
câu chuyện mới mẻ quanh công ty bạn có thể thu hút khách hàng và mời họ
trở thành một phần của câu chuyện. Xem xét hai ví dụ dưới đây.