Âm thanh này sắc nhọn như một mũi kim, nó dằn từng tiếng, giống như
muốn ghi khắc trong lòng hắn. Lạc Chi Dương đột nhiên tỉnh ngộ: thanh
âm không phải ảo giác, thực sự có người đang nói chuyện với hắn. Trong
cơn nguy cấp, hắn liền làm theo lời người nọ, đem chân khí từ Đan Điền
đưa lên huyệt "Âm Giao".
Huyệt Đan Điền vốn đang bị ứ, không chỗ thoát, Lạc Chi Dương dùng ý
chí đưa đẩy, bỗng như nước lớn phá đê, chân khí mãnh liệt chảy vào "Âm
Giao". Có điều, vào đến "Âm Giao", chân khí bỗng bị tắc nghẽn, Lạc Chi
Dương lại đem chân khí đó đưa về huyệt "Thạch Môn", làn chân khí bung
mạnh hẳn lên,khi vào đến "Thạch Môn", nó làm loạn, gây đau đớn như cầm
dao sắc mà cứa. Lạc Chi Dương chịu không nổi, hắn vội vã dẫn chân khí
lui về huyệt "Âm Giao", cứ lên cao xuống thấp như vậy chín lần, Lạc Chi
Dương chợt cảm giác huyệt "Âm Giao" bị kích mạnh, bao tắc nghẽn được
giải khai, chân khí lao ra, xông tới huyệt "Quan Nguyên".
Lúc ấy, thanh âm kia lại vang lên: "Xuất Quan Nguyên, tẩu Trung Cực,
nhập Dương Quan, phá Mệnh Môn..." (từ Quan Nguyên đi lên Trung Cực,
vào Dương Quan, ra Mệnh Môn...) Lạc Chi Dương làm y lời chỉ dẫn, chân
khí tuân theo ý niệm mà đi, ngay cả gặp chút trở ngại, cũng đã đươc "Chu
Lưu Bát kình" từ mé sau thúc đẩy, dồn chân khí chảy không ngừng nghỉ về
phía trước.
Thanh âm đứt quãng, khi có khi không, nhưng mỗi câu đều thuận theo
vận hành của chân khí trong Lạc Chi Dương. Làm theo cách thức người nọ
chỉ bảo, chân khí không phải cứ đi thẳng một đường, khi thì nó chảy về
phía trước để lưu trữ, lúc lại lui về sau tụ hội, khi đi xuôi, lúc chạy ngược,
khi di chyển, lúc khựng lại, Nếu ví "Chu Lưu Bát kình" như những đợt
sóng khổng lồ, người hướng dẫn hắn là một đà công cầm lái thuyền vô
cùng tài giỏi, chân khí trong thân thể Lạc Chi Dương lại là một con thuyền
nhỏ, người cầm lái điều khiển con thuyền, mượn lực của sóng mà xông
pha, dìu dắt con thuyền đi biển êm đẹp.