VÀO ĐỀ
P
háo bắn gà nòng dài 18m, đủ điều kiện để được xếp vào loại vũ
khí của pháo binh. Dù một con gà nặng gần 2kg bắn đi với tốc độ lên
tới 644 km/h, là một vật thể phóng có tính sát thương, pháo bắn gà
được chế tạo không phải để giết chóc. Ngược lại, nó được thiết kế với
mục đích thử nghiệm các biện pháp bảo vệ sinh mạng con người. Xác
gà được bắn vào các máy bay trống hoặc được xếp sẵn “tổ bay mô
phỏng” để kiểm tra khả năng chịu sự tác động của máy bay, trước thứ
được Không lực Mỹ và ngành công nghiệp hàng không, với cách gọi
phô trương “nam tính” đặc trưng, gọi là “chim đâm”. Những con gà
được sử dụng thay cho ngỗng, hải âu, vịt trời hay chim chóc vốn va
chạm với các máy bay quân sự khoảng 3.000 vụ mỗi năm, với mức
thiệt hại từ 50 triệu tới 80 triệu đô la Mỹ và cứ vài năm lại cướp đi
sinh mạng của tổ bay.
Lấy gà “đại diện” cho tất cả các loài chim là một lựa chọn lạ lùng vì
chúng không biết bay. Chúng cũng không đâm vào máy bay theo tư
thế của vịt trời hay ngỗng - cánh dang rộng, chân duỗi thẳng. Chúng
đâm vào máy bay theo đúng kiểu đồ thực phẩm bị ném. Thêm nữa, gà
nhà thường có khối lượng riêng lớn hơn mấy loại chim trời thường
bay hay bơi ở các vùng đất ngập nước. Với khối lượng riêng là
0,92g/cm
3
, loài Gallus gallus domesticus (gà nhà) lớn hơn 33% so với
hải âu hay ngỗng Canada. Nhưng dù sao thì gà cũng là “vật liệu” được
Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép sử dụng trong hoạt động thử nghiệm
kiểm tra độ bền của kính buồng lái máy bay phản lực.
Gà không những dễ dàng kiếm được và chuẩn hóa, chúng còn được
coi là một kiểu tình huống tồi tệ nhất trên lý thuyết.