lính đặc nhiệm - cả lính SEAL Hải quân và Rangers Lục quân - tuy
nhiên không phải về việc chiến đấu chống lại quân nổi dậy. Chủ đề
của chúng tôi là chiến đấu chống lại cái nóng cực điểm, tiếng ồn chói
tai và bụng dạ trở chứng không đúng lúc.
Sau lưng mỗi tướng tá hay một người được Huân chương danh dự,
có hàng trăm nhà khoa học quân sự, những người mà bạn sẽ không
bao giờ nghe danh. Tác phẩm này của tôi chỉ viết về một phần nhỏ của
1% những gì vẫn đang diễn ra. Tôi cũng đã bỏ qua rất nhiều lĩnh vực
vốn đầy những nỗ lực đáng trân trọng. Chẳng hạn, không có một
chương nào trong quyển sách này nói về các biện pháp đối phó với
hậu sang chấn tâm lý (PTSD), không phải vì PTSD không xứng đáng
được nói đến mà do đã có quá nhiều tác phẩm viết về nó, trong đó lại
có quá nhiều tác phẩm viết tuyệt hay. Những quyển sách và bài viết ấy
đã chiếu rọi ánh đèn sân khấu vào đúng chỗ. Còn tôi, về chuyên môn
hay tính cách, không phải là một người rọi đèn sân khấu. Tôi chỉ là
một kẻ vô tự lự với chiếc đèn pin, đang mò mẫm trong các ngóc ngách
và xó xỉnh, không biết đích xác mình cần tìm thứ gì nhưng lại luôn
nhận ra ngay khi tìm thấy nó.
Dũng cảm không phải luôn là cầm súng, cầm cờ, hay thậm chí là
khênh cáng nơi trận địa. Người dũng cảm là bác sĩ không quân của
Hải quân Angus Rupert, bay trong tình trạng bịt mắt và lộn ngược đầu
để kiểm nghiệm bộ đồ rung cho phép phi công có thể bay nhờ cảm
giác khi họ bị mù tạm thời hoặc rối loạn phương hướng. Hoặc như
Thiếu tá Hải quân Charles “Swede” Momsen, nghiêm chào những
người quan sát khi ông được nhấn chìm xuống dòng Potomac để kiểm
nghiệm hệ thống hỗ trợ thở thoát hiểm đầu tiên cho tàu ngầm, hoặc
như Đại úy Herschel Flowers, làm việc tại Phòng Nghiên cứu Y khoa
Lục quân, tự tiêm nọc độc rắn hổ mang vào cơ thể của mình để kiểm
nghiệm khả năng tạo sức đề kháng. Có những lúc, sự dũng cảm chỉ
đơn thuần là ý chí dám nghĩ khác biệt với những người xung quanh