* Nguyên văn là “cản thi”, tức là dắt xác chết, một loại vu thuật thịnh
hành ở vùng Tương Tây, đạo sĩ dùng vu thuật dán bùa lên trán xác chết, để
chúng có thể tự nhảy mà đi được. Một đạo sĩ đi ở phía trước đánh cồng báo
hiệu cho mọi người tránh đi, xác chết nhảy theo phía sau, nếu có nhiều xác
thì lấy dây buộc lại. Cứ thế đêm đi ngày nghỉ, cho đến khi đến nơi. Người
Tương Tây thường vận chuyển xác chết về quê hoặc đến nơi chôn cất bằng
cách này.
Nhưng đúng vào giờ Tý, khi Thi Vương sắp sửa bật dậy biến cương thi,
thì Tây Bắc tặc vương Hạ Mang gia đã dùng kế “dê dọa sói”*, lừa cao thủ
hai nhà Nghê, Ngôn ra xa, lấy trộm sợi dây xích sắt lạnh khảm vàng. Việc
này vốn chẳng tổn hại gì, nhưng khi lão mù lấy sợi dây xích đi, đã kéo rơi
mất ba lá bùa chú định thi biến trên mình Thi Vương xuống. Nếu lão mù
nhìn thấy và nhặt lên dán lại cũng sẽ không hề hấn gì, nhưng lão lại bị mù,
hơn nữa, tiếng tờ bùa mỏng manh rơi xuống đất thực sự khó mà nghe ra
được. Bởi vậy khi cao thủ hai nhà Nghê, Ngôn quay lại thì đã muộn, xác đã
biến. Một ông chú và một người anh họ của Nghê Tam đã bị Cương Thi
Vương bóp chết, nhà họ Ngôn ở Tương Tây cũng có ba cao thủ thiệt mạng.
Nghê Tam bị Thi Vương móc mất một con mắt và nuốt chửng. Mâu thuẩn
giữa Nghê gia và lão mù cũng phát sinh từ đó.
* Thuật ngữ trong giang hồ, tức là trong khi thực lực của bản thân rất
yếu, song lại làm ra vẻ lớn mạnh, hoặc khiến đối phương không thể phán
đoán, từ đó chuyển dịch sự chú ý của đối phương, nhằm đạt mục đích của
bản thân.
May mà trước khi tới, Nghê gia đã thả bồ câu đưa thư tới phái Mao Sơn
nhờ giúp đỡ. Sư phụ của Nghê Tam dẫn theo ba cao thủ Mao Sơn lúc đó
cũng vừa kịp tới, mới chế ngự được Cương Thi Vương, kịp hỏa thiêu hung
thân trong quan tài đồng trước khi trời sáng.
Trong khi giao đấu với Thi Vương, sư phụ của Nghê Tam cũng móc
được một con mắt của Thi Vương, tiện tay nhét vào hốc mắt của Nghê
Tam. Nào ngờ con mắt này gặp máu tự hồi sinh, lập tức mọc liền vào hốc