Lời dẫn
Khoảng 2500 năm trước đây, tại nước Lỗ* xa xưa, xuất hiện một người
thợ mộc kỳ tài, tên gọi Lỗ Ban. Ông tinh thông kiến trúc, được tôn là ông tổ
của nghề mộc, sau này đã trở thành một trong những người đầu tiên được
tôn sùng lên vị trí của thần linh. Thế nhưng rất ít người biết rằng, sau khi
qua đời, ông đã để lại cho hậu thế một trước tác, đó là cuốn kỳ thư “Sách
Lỗ Ban” (Lỗ Ban thư). Tương truyền, nội dung cuốn sách không viết về
kiến trúc xây dựng, mà là cấu tứ của nhiều loại vũ khí, ám khí, cơ quan kỳ
lạ, cùng thuật điều khiển trùng độc. Kỳ lạ hơn nữa, cuốn sách không hề chỉ
ra phuơng pháp chế tạo cụ thể, mặt khác, tương truyền đi kèm với cuốn kỳ
thư này là một lời nguyền đáng sợ: “Muốn học sách này, hoặc phải goá bụa,
hoặc phải cô độc, hoặc phải tàn tật”…
* Nước Lỗ: Là một nước nhỏ tại Trung Quốc trong thời kỳ Xuân Thu
Chiến Quốc, được thành lập vào khoảng năm 1043 tr.CN, là dòng dõi của
vua nhà Chu. Đây chính là quê hương của Khổng Tử. Địa phận nước Lỗ
chủ yếu nằm ở khu vực trung tâm và phía tây nam của tinh Sơn Đông, và
một phần các tỉnh An Huy, Hà Nam, Giang Tô của Trung Quốc ngày nay.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, khi Sở Vương chinh phạt nước Tống,
Lỗ Ban đã vâng lệnh Sở Vương, chế tạo ra chín loại vũ khí dùng để đánh
thành. Nhưng sau đó, đã bị Mặc Địch – thủy tổ của Mặc gia, được phái tới
giảng hòa – lần lượt vạch ra những khiếm khuyết trong đó. Về sau, Lỗ Ban
lại sáng tạo nên chín loại biến hóa cho chín vũ khí công thành, khiến Mặc
Địch đành phải bó tay không có cách nào phá giải. Song Lỗ Ban lại nói với
ông rằng: “Trong cuộc so tài này, tôi xin chịu thua, vì chín biến hóa này đều
do người khác chỉ điểm. Xin ông hãy theo tôi đến một nơi…”
Người mà Lỗ Ban vừa nhắc tới chính là một đạo sĩ có khả năng thấu hiểu
thiên cơ, thường đi theo Lỗ Ban, tay cầm cây bút liên tục viết vẽ trong
không trung, nhưng không bao giờ mở miệng nói một lời, dáng vẻ vô cùng
kỳ quặc. Lỗ Ban vốn dĩ không quen biết đạo sĩ, nhưng vẫn đối đãi cung