LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 1101

năng tham gia vào các thị trường ở nước ngoài mà các công ty của
Đức bị trục xuất. Các tài sản (bao gồm GAF và trung tâm của
Công ty Schering-Plough hiện giờ), các bằng sáng chế và thương
hiệu của Đức bị tịch thu và bán cho các doanh nghiệp Mỹ.

Bên cạnh các bằng sáng chế và tài sản, Mỹ thu hút được

những khối óc xuất sắc nhất thế giới trong khoa học, giáo dục và
nhiều lĩnh vực khác. Nhiều nhà khoa học kiệt xuất đến với Mỹ và
sau đó trở thành công dân Mỹ. Ví dụ như Operation Paperclip là
một chương trình không quân được khởi xướng vào năm 1944 để
đưa các nhà khoa học Đức sang Mỹ. Sau đó, chương trình tìm cách
đặc biệt tuyển dụng những kỹ sư và nhà khoa học hàng không. Một
trong những kết quả của chương trình này là Máy bay phản lực F-
86 Sabre Jet Fighter, chủ yếu dựa vào những thiết kế của Đức. Mỹ
đã tiếp tục thu hút những tài năng kiệt xuất nhất, những người bị
lôi cuốn bởi cơ hội kinh tế, sự tiếp cận giáo dục và mức thuế ưu đãi
trong suốt thời kỳ hậu chiến.

Sự tạo ra các yếu tố sản xuất không dừng lại sau thời gian

chiến tranh. Dự luật GI (qui định trợ cấp cho các cựu quân nhân)
đã tài trợ chi phí cho giáo dục và đào tạo nâng cao cho hàng triệu
quân nhân phục viên. Những khoản đầu tư lớn trong giáo dục được
thực hiện trong suốt những năm 60. Hệ thống giáo dục Mỹ đạt
được chất lượng cao và đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe. Bằng
chứng cho chất lượng giáo dục của Mỹ là số lượng sinh viên nước
ngoài tới Mỹ, đặc biệt là các trường đại học. Đầu tư ổn định của
chính phủ mở ra nhiều cơ hội học nâng cao cho nhiều người. Kết
quả là công nhân, kỹ sư và các nhà quản lý Mỹ nằm trong số
những người có kỹ năng tốt nhất trên thế giới. Giáo dục đã được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.