những thành viên thứ yếu trong thị trường. Các công
cụ tài chính thì không phức tạp
.
Tất nhiên các doanh nghiệp Mỹ không hẳn có
môi trường yếu tố sản xuất hoàn toàn tốt đẹp, nhưng
những bất lợi nếu có cũng đem lại những mục đích
hữu ích. Sự khan hiếm hay thiếu nguyên vật liệu đã
thúc đẩy những bước đột phá về vật liệu mới trong
nỗ lực suốt thời kỳ chiến tranh. Mức lương thực tế
của công nhân và nhà quản lý ở Mỹ cao hơn nhiều so
với các quốc gia khác trong thời gian đầu hậu chiến.
Mức lương này tăng nhanh trong suốt những năm 50
và 60. Các doanh nghiệp Mỹ đã dịch chuyển tích cực
theo hướng tự động hóa sản xuất và tìm tòi những
cách thức giảm thiểu tỷ trọng lao động, dựa trên sức
mạnh truyền thống của Mỹ về sản xuất hàng loạt đã
được phát triển bởi áp lực sản xuất trong suốt thời
gian chiến tranh.
Sự kết hợp các điều kiện này đã đem lại cho Mỹ
phạm vi yếu tố sản xuất tiến bộ nhất, sâu nhất và
rộng nhất trong các quốc gia trên thế giới. Sự đầu tư
bền vững cho việc sáng tạo các yếu tố sản xuất của
chính phủ, của các ngành và các cá nhân đưa đến sự