LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 12

quá trình điều chỉnh và ổn định vĩ mô – một câu hỏi trung tâm mà
nhiều chính phủ phải đối mặt.

Thứ ba, cuốn sách thu hẹp khoảng cách giữa doanh nghiệp và

chính phủ trong việc giải quyết vấn đề sức cạnh tranh. Cuốn “Lợi
thế cạnh tranh quốc gia”, bằng cách áp dụng cách tiếp cận mạch
lạc, đa chiều đối với cạnh tranh, đã cung cấp nhiều ý tưởng và ví
dụ thuyết phục đối với các công ty. Trong chính phủ, ngoài các
chính sách vĩ mô, suy nghĩ phổ biến tập trung vào khái niệm gây
tranh cãi: chính sách công nghiệp, ủng hộ can thiệp của chính phủ
để định hướng kết quả của cạnh tranh. Chính sách công nghiệp
được xây dựng dựa trên cách nhìn đơn giản và đáng ngờ về cạnh
tranh, trong đó quy mô và mức chi tiêu đóng vai trò quyết định. Ở
những quốc gia thường được gắn với chính sách công nghiệp nhất
– Pháp, Nhật Bản và Hàn Quốc – nhiều khó khăn đã nảy sinh gây
nghi ngờ liệu chính sách công nghiệp và những thành tố cơ bản của
nó như đặt mục tiêu, trợ cấp và hành động hợp tác có hiệu quả hay
không. Các công ty luôn nghi ngờ về chính sách công nghiệp, lo
ngại về khả năng phán đoán thị trường của chính phủ và mong
muốn những cách tiếp cận khác.

Cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” bác bỏ việc sử dụng

chính sách công nghiệp. Các tổ hợp sẽ hỗ trợ tăng trưởng nếu
chúng có năng suất cao. Thay vì đặt mục tiêu vào những ngành
công nghiệp cụ thể, mọi tổ hợp đang hiện hữu và đang nổi lên của
một quốc gia đều đáng được quan tâm. Chính phủ không nên can
thiệp vào quá trình cạnh tranh mà vai trò của nó là cải thiện môi
trường để nâng cao năng suất, chẳng hạn bằng cách nâng cao chất
lượng và hiệu suất của đầu vào sản xuất, của cơ sở hạ tầng và
hoạch định các chính sách và khung luật pháp thúc đẩy cải tiến và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.