LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 14

Rõ ràng là còn có nhiều thứ phải tiếp tục tìm hiểu. Nghiên cứu

gần đây của tôi tập trung vào một số hướng. Một hướng là tiếp tục
kiểm nghiệm thực tế trong và giữa các nhóm nước. Chẳng hạn,
một nghiên cứu mới về Nhật Bản chỉ ra rằng sức cạnh tranh quốc
tế của một mẫu lớn các ngành công nghiệp của Nhật chịu tác động
mạnh của mức độ cạnh tranh nội địa ở Nhật, đo lường bằng sự biến
động thị phần. Sự tồn tại của một cartel (cartel: là liên minh giữa
các nhà sản xuất hoặc phân phối để điều tiết sản lượng, giá cả hay
cung ứng hàng hóa trong thị trường. Ví dụ, tổ chức các nước xuất
khẩu dầu mỏ OPEC là một cartel) trong ngành sẽ cản trở cạnh
tranh và làm giảm sức cạnh tranh. Những chỉ số truyền thống về
lợi thế so sánh hầu như không có khả năng giải thích điều này

[24]

.

Hy vọng rằng, những bằng chứng thực nghiệm như thế sẽ làm cho
những ý tưởng trong cuốn sách trở nên thuyết phục hơn đối với
nhiều học giả.

Một hướng mới nữa trong nghiên cứu của tôi là nghiên cứu lý

thuyết và thực nghiệm để hiểu rõ hơn về tổ hợp và những cách
thức phù hợp để nâng cao năng suất của tổ hợp. Thứ ba, tôi nâng
cao hiểu biết về những thách thức mà các nước đang phát triển
phải đối mặt khi họ cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào lao động
rẻ và tài nguyên thiên nhiên. Thứ tư, tôi suy nghĩ và viết về những
vai trò thích hợp của thành phố, bang, quốc gia và nhóm quốc gia
lân cận trong cạnh tranh. Thứ năm, tôi muốn xây dựng mối liên hệ
chặt chẽ hơn giữa cuốn sách này với những nghiên cứu của tôi về
chiến lược công ty. Rõ ràng là địa điểm có ảnh hưởng đến cấu trúc
công nghiệp và lợi thế cạnh tranh. Ở cấp độ ngành, cạnh tranh nội
địa có thể làm xói mòn lợi nhuận nhưng sẽ thúc đẩy ngành công
nghiệp nội địa cạnh tranh với những đối thủ nước ngoài. Ở cấp độ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.