LỢI THẾ CẠNH TRANH QUỐC GIA - Trang 16

nhầm lẫn phá giá và chính sách tỷ giá là một phương tiện để tăng
“sức cạnh tranh” hơn là xem tỷ giá là cái đuôi, không phải là con
chó và nhận ra rằng việc phải dùng đến biện pháp phá giá phản ánh
những chính sách sai lầm. Các chính phủ quay sang đầu tư nước
ngoài thu hút nhờ trợ cấp để giải quyết những vấn đề của họ hơn là
giải quyết những yếu kém trong môi trường kinh doanh, thứ sẽ
quyết định mức sống quốc gia. Các nước nhầm lẫn giữa thỏa thuận
thương mại và hiệp ước khu vực với những bước đi cần thiết để
nâng cao năng suất.

Trong các doanh nghiệp, sự hiểu sai về những hàm ý của toàn

cầu hóa vẫn tiếp tục. Các doanh nghiệp vẫn nghĩ họ có thể giải
quyết vấn đề sức cạnh tranh của họ bằng cách thuê gia công. Họ
coi việc trở nên toàn cầu đương nhiên là tốt và thường lờ đi môi
trường kinh doanh nội địa. Những lựa chọn nội địa làm giảm năng
suất và làm giảm khả năng sáng tạo. Các công ty cũng yêu cầu
chính phủ những giúp đỡ không hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh.

Ngày càng nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với những câu hỏi

về việc phải làm gì sau quá trình ổn định hóa và tự do hóa kinh tế.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hậu quả của
cạnh tranh thực sự. Chúng ta sẽ cần hiểu rõ hơn vai trò thích hợp
của những cấp chính quyền khác nhau.

Tôi hy vọng cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” có thể

giúp xóa bỏ sự mơ hồ về việc cần phải làm và cung cấp cho các
nhà lãnh đạo phương tiện và sự tự tin để tiến lên.


Michael E. Porter
Brookline, Massachusetts

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.