những người xung quanh bạn sẽ suy nghĩ cẩn thận hơn khi bị cám dỗ thực
hiện nhiều công việc cùng lúc.
ĐỪNG CẢN ĐƯỜNG CHÚNG TÔI
Nhìn bề ngoài, tạo ra Văn hóa thông minh dường như đi ngược với chủ
nghĩa cá nhân mạnh mẽ ăn sâu vào văn hoá phương Tây. Việc châm biếm
những khác biệt văn hóa quả là điều dễ dàng. Song, một trong những yếu tố
lan toả rộng rãi trong văn hoá Phương Tây là sự tán dương cá nhân chứa
đầy sức mạnh. Từ những nhà phát minh (như Bell và Edison) đến những
nhân vật lịch sử (từ Alexander Đại Đế đến Churchill), chúng ta đều tán
dương những cá nhân và ảnh hưởng của họ đến thế giới.
Văn hoá “Tôi” này bám rễ sâu đến nỗi chúng ta có thể không nhận ra sự
ảnh hưởng của nó lên suy nghĩ của mình. Như đã đề cập đầu chương, hệ
thống giáo dục của chúng ta nuôi dưỡng sự cạnh tranh cho sự xuất sắc của
từng cá nhân. Trường học chấm điểm từng cá nhân học sinh. Khi giáo viên
cho bài tập nhóm, phụ huynh lo rằng những đứa trẻ của mình sẽ không
được tưởng thưởng xứng đáng với những nỗ lực cá nhân của chúng và rằng
điểm của một học sinh sẽ bị ảnh hưởng nếu số còn lại không làm phần việc
của mình.
Nhưng những tình huống phức tạp nhất đòi hỏi Tư duy thông minh lại diễn
ra trong bối cảnh nhóm. Các doanh nghiệp có thể có những nhà lãnh đạo tài
ba, còn những công ty xuất sắc nhất có văn hoá doanh nghiệp mạnh mẽ
tưởng thưởng cho sự thông minh, linh hoạt và đổi mới. Những giám đốc
giỏi không nhất thiết là người tràn đầy ý tưởng mà là người có trong tay
những nhóm làm việc hiệu quả nhất. Nếu một nhóm làm việc trong một dự
án và dự án thất bại thì không cá nhân nào của nhóm thành công cả.
Đầu cuốn sách này, tôi đã viết về Johannes Kepler người rất thích thú với
cách hệ mặt trời vận hành nhưng ông không thể lý giải sự chuyển động của
các hành tinh. Isaac Newton đã làm được điều đó. Newton đã đưa ra một lý
thuyết, trong đó các thiên thể chuyển động trừ khi có các lực tác động lên
chúng và chuyển động của các hành tinh được điều chỉnh bởi lực hấp dẫn
liên tục kéo chúng về phía mặt trời. Newton biết rằng thành công của ông