chồng chuyển đến chỗ ấy, để mình thế chỗ chồng, cạnh Tần.
Lúc đầu, mặc dấu rất thông cảm với hoàn cảnh cô, nhưng Tần cũng lo cho
anh trai. Không biết lấy một cô gái nông thôn, chỉ có sắc đẹp, liệu có nhập
được vào gia đình thành phố? Dù xét nét theo kiểu đàn bà, Tần cũng phải
thừa nhận Linh có khả năng quan sát, tự học hỏi nâng mình lên. Đúng là tự
giáo dục quan trọng hơn sự giáo dục rất nhiều. Vì thế, tuy xưng em, nhưng
trong cư xử, Tần đối với Linh như đối với cô em gái.
Chị lấy đĩa nem phần Linh ra, mặc dù đĩa nem cả nhà ăn vẫn còn nhiều hơn
cả đĩa nem nhỏ đê phần. Tần thả một gắp cải cúc vào nồi lẩu, lấy đũa dìm
xuống, đợi một tí rồi gắp vào bát chị dâu. Linh đưa bát ra, miệng nói vừa
đủ nghe: "Mình xin". Cô em chồng lại bỏ tôm, mực vào nồi, đậy vung lại.
Linh nói: "Mình nhấn nút này cho chóng sôi".
Kiên chăm chú nhìn cái bếp từ nhận xét:
- Văn minh thật! Không toả nhiệt như bếp cồn khô, không nguy hiểm như
bếp ga du lịch, không sợ gió tạt, mà lại rẻ thì ghê thật. Cái cách đi của anh
Trung Quốc hay thật đấy bố ạ. Con chưa đi Trung Quốc bao giờ, không rõ
họ tổ chức, quản lý xã hội, làm kinh tế kiểu gì?
Ông Hòe ăn xong, hướng cái nhìn vào hai chị em Linh, Tần. Hai anh em
Đại, Kiên nhấm nháp chầm chậm, vừa ăn vừa nói chuyện, cốt để Linh
không phải ngồi một mình. Tần đang bóc tôm cho chị dâu. Đại thấy cả nhà
yêu thương vợ mình, quý hoá con trai thì hả hê lắm. Nghe Kiên hỏi, ông
bạn - bố vợ đưa ra ý kiến:
- Anh muốn biết họ làm gì để có hàng rẻ mà tiện thế này thì phải tìm hiểu.
Để hợp với mức sống của đa số dân ta, họ đưa sang hàng địa phương thôi.