LỬA ĐẮNG - Trang 357

này, "Thanh niên Cổ Phú xin thề, Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương"
thế.

Đình làng này, còn thờ đôi thúng sơn và hai dẻ xương sườn trâu, cái để
đựng, cái để gắp phân. Ngày giỗ thành hoàng làng, các cụ bô lão bóc chuối
tiêu chín bỏ vào đầy thúng, lại còn gắn vào ít hạt đậu đen, rồi xì sụp tế lễ
linh đình. Chỉ có điều, vì thế, ngày tết, mâm ngũ quả làng này không có nải
chuối tiêu, và cúng ông bà cha mẹ, không bao giờ cúng chuối và xôi đỗ
đen.

Một ngày Tết thanh bình của những năm đất nước thái bình thịnh trị, vua
Lê Thánh Tông đi kinh lý qua một làng. Vị vua của dân, cha mẹ dân, thấy
nhà nào cùng sửa sang nhà cửa, quét vôi, treo đèn, dán câu đối mừng Tết.
Thấy một nhà chả có vẻ Tết nhất gì, vị Vua anh minh rẽ vào. Hỏi chuyện
mới hay, hoá ra chủ nhân xấu hổ vì nhà nghèo không có ruộng nên chuyên
làm nghề gắp phân. Nhà Vua tươi cười mà rằng: Chẳng có nghề nào hèn
đâu, chỉ có người hèn thôi. Trong mắt ta, ngươi là vị anh hùng hảo hán đấy.
Mang giấy bút ra đây, ta cho một câu đối
.

Nét bút của bậc để vương như rồng bay, phượng múa.

Không biết, sau đó gia đình ấy có thuê thợ khắc gỗ sơn son thiếp vàng câu
đối ấy không. Nếu có thì nó ở đâu? Hay nhà nghèo không có tiền làm việc
ấy? Dù không còn câu đối treo hai bên bàn thờ tố, thì câu đối ấy đã kịp tạc
vào không gian, thời gian bao thế kỷ nay. Vị Vua văn chương, vị Nguyên
soái Tao đàn nhị thập bát tú ấy - ngôi sao sáng nhất, ngôi sao chủ soái trong
hai mươi tám ngôi sao văn chương thời ấy hội Nhà văn đầu tiên của đất
nước thơ ca Việt Nam - đã biết đến tận cùng nỗi thống khổ của thần dân, đã
ngợi ca đến tột đỉnh vinh quang lao động của thần dân. Ông tạc vào lịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.