Đây nhé. Khi các Trung tâm đăng kiểm xe của Nhà nước không làm xuể,
thì sao nào? Xu hướng tất yếu sẽ là xã hội hoá. Nghĩa là các tổ chức tư
nhân có thể nhảy vào được. Bố tính, anh nên nghĩ dần về chuyện này đi là
vừa.
Ngay hôm sau, Đại tự lái xe đi kiểm tra định kỳ. Anh quan sát toàn cảnh
Trung tâm đăng kiểm này. Xem xe ra vào, thời gian khám xe, hỏi chuyện
cánh lái xe, xem họ bị khám thế nào. Cũng cách làm ăn ra sao. Vì số xe đến
khám rất đông, nên phải xếp hàng. Tay nào muốn chen hàng phải kẹp tiền
vào hồ sơ đưa vào. Tiền còn giải quyết được nhiều việc nữa. Ví dụ, một
chiếc lốp, lẽ ra không được phép chạy nữa, xe vẫn được đóng dấu lưu hành.
Tất nhiên, chạy thêm ít ngày nữa cũng phải thay. Nhưng bây giờ phải đánh
xe về, mua lốp mới, thay xong mới quay lại xếp hàng thì rách việc quá. Đút
tiền để được đóng dấu, không hơn à? Nhiều xe cũ, sau khi kiểm tra, chỉ
được lưu hành nửa năm, nhưng tiền vào thì thời hạn lưu hành được một
năm, v.v…và v.v…
Đại cho người đặt hàng một công ty, chuyên cung cấp thông tin theo yêu
cầu của khách hàng về hoạt động đăng kiểm. Có thể, còn phải vào trường
đại học Giao thông Vận tái tham khảo ý kiến mới được. Nếu bây giờ xây
dựng một Trung tâm đăng kiểm thì còn những gì. Địa điểm, hẳn là phải
rộng rồi, bao nhiêu, mấy ngàn mét vuông là vừa. Địa điểm của mình phải
không gần "thằng" khác quá. Phải anh hùng nhất khoảnh, buộc các xe phải
chạy về chỗ mình. Nào nhà cửa, nào thiết bị, nào người, nào vốn. Cái khó
không phải là vốn. Không có thì vay. Khó như chính là biết chiếm dụng
vốn của "thằng" khác để hoạt động sinh lợi cho mình. Mà không biết, một
trung tâm đăng kiểm hiện đại ở các nước phát triển, mặt mũi nó ra sao, dây
chuyền thiết bị thế nào. Giá bao nhiêu. Dây chuyền của "thằng" nào tiên
tiến nhất?
Bao nhiêu câu hỏi đặt ra. Đại mang vấn đề ra bàn với các cộng sự. Mỗi