Rồi ông hạ giọng bảo:
- Đấy là tôi lưu ý các đồng chí đến cái tình người, cái vị tha. Các đồng chí
thông cảm cho!
Nhiều người rùng mình. Sợ khiếp lên được. Nhưng vẫn kính nể. Người ta
tâm phục, khẩu phục không phải vì ông là người lãnh đạo cao nhất ngành
văn hoá tư tưởng, mà vì ông từng là nhà quản lý báo chí, người làm báo,
người viết báo có hạng. Điều quan trọng nhất là ông nói cấm sai.
Đợi cho câu chuyện đủ ngấm, ông mới tiếp:
- Việc thứ hai tôi muốn trao đổi với các đồng chí. Vì sao các đồng chí né
tránh những tiêu cực ở địa phương mình, ở cơ quan chủ quản của mình,
nhất là cơ quan lãnh đạo. Hoặc chỉ nói khi đã có kết luận mười mươi của
các cơ quan chức năng? Thế chẳng hoá ra có vùng cấm thật à? ông nào
cũng lớn tiếng đòi tự do báo chí, sao không xông vào vụ bê bối đất đai cũng
biết ở Thanh Hoa đi. Tôi hỏi mấy ông Thanh Hoa đấy!
Điều này thật khó nói, tuy tất cả các tổng biên tập đều có thể nói được. Đây
không phải lần đầu ông nêu vấn đề này và cũng không phải chỉ ông nêu ra.
Nhưng lần này, chuyện của Thanh Hoa như thế mà cả cánh báo chí Thanh
Hoa, của cả Đảng bộ lẫn các cơ quan, đoàn thế đều im lặng làm ông bức
xúc.
Chúng tớ chơi bài im lặng. "ông ấy chừa mình ra". Mặc dầu, rỡ ràng là ông
Thụ nói tất cả. Đến cả Tổng biên tập Nhật báo Thanh Hoa, Giám đốc đài
Truyền hình Thanh Hoa, Giám đốc đài Phát thanh Thanh Hoa cũng chả dại