chí. Bên chính quyền còn có quy hoạch phát triển báo chí nữa phải không?
Nhưng càng quy hoạch thì số đầu báo lại càng tăng là nghĩa làm sao?
Nguyên nhân là gì và trách nhiệm thuộc về ai?
Ông Thụ ngán ngẩm quá, nhưng không có cách gì khác ngoài việc kiên
nhẫn giải thích:
- Báo cáo đồng chí, chúng ta đã có luật Báo chí, rồi lại có luật Báo chí bổ
sung, sửa đổi. Trong đó có quy định rõ điều kiện ra báo. Nếu một tổ chức,
cơ quan, đơn vị, có đủ điều kiện ra báo theo luật định, thì phải cho người ta
ra chứ ạ? Tất nhiên trừ các tổ chức tư nhân rồi.
- Thế nghĩa là, số đầu báo cứ tăng lên mãi, đúng như tôi nói chứ gì?
- Báo cáo đồng chí, đúng thế ạ. Là bởi vì, thêm một tổ chức ra đời, thì về
nguyên tắc nó còn một cơ quan tuyên truyền của mình. Ví dụ, khi ta có thị
trường chứng khoán thì thế nào cũng phải có một tạp chí hay tờ báo về
chứng khoán. Khi có bộ Tài nguyên Môi trường, ta phải có báo cho nó chứ
ạ. Có những chuyên môn, mãi đến giờ ta mới biết như: y tế thảm hoạ, như
quan hệ công chúng, công tác xã hội v.v…Mở cửa ra mới thấy ta lạc hậu
quá so với thiên hạ. Thêm nữa, về quy luật, số đầu báo sẽ phải ngày một
tăng, vì thị trường báo chí sẽ phân hoá đối tượng phục vụ cho sát hợp hơn.
Vì thế, sẽ có những tờ báo chỉ có một số bạn đọc rất hạn chế. Ví dụ báo chữ
nổi của người khiếm thị chẳng hạn. Có nước, người ta còn ra báo cho
những người đồng tính luyến ái cơ ạ… Tất cả các tổ chức, cơ quan đơn vị
đều có nhu cầu tuyên truyền, đều dành kinh phí cho tuyên truyền. Khi ra
báo, ngoài kinh phí tuyên truyền rất hạn hẹp này, anh phải tự chủ về tài
chính. Nếu không đứng được, anh phải bị loại khỏi cuộc chơi. Ở ta, nếu tất
cả các báo đều phải tự hạch toán thì chắc chắn không ít tờ phải tự đình bản.